Theo kênh truyền hình RT, bên cạnh Sophia, Hanson sẽ sản xuất thêm robot “Grace” mới phụ vụ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
“Thế giới trong đại dịch COVID-19 cần phải tự động hóa nhiều hơn nữa để con người an toàn”, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành công ty ông David Hanson cho hay.
Theo nhà lãnh đạo công ty, robot không chỉ hữu dụng trong lĩnh vực chăm sóc y tế mà còn sẽ đóng vai trò to lớn trong ngành bán lẻ và hàng không.
“Sophia và robot của Hanson độc đáo ở chỗ hình thức của chúng rất giống người. Chính vì vậy, nó rất hữu dụng trong khoảng thời gian mà con người cảm thấy cô đơn và bị giãn cách xã hội”, vị CEO nói thêm công ty ông đặt ra mục tiêu bán được “hàng nghìn” người máy song từ chối tiết lộ chi tiết.
Video người máy Sophia có thể hỏi đáp và thể hiện cảm xúc như người thật (nguồn: Reuters):
Giáo sư robot Johan Hoorn, người tham gia chế tạo Sophia, tin rằng đại dịch COVID-19 có thể thúc đẩy ngành công nghiệp robot phát triển nhanh hơn so bối cảnh nền kinh tế thông thường. “Tôi tin rằng đại dịch sẽ giúp chúng ta đưa người máy vào thị trường sớm hơn vì mọi người bắt đầu nhận ra rằng không còn cách nào khác là khai thác nguồn nhân lực từ những cỗ máy này”, vị chuyên gia kết luận.
Trong một năm thế giới chao đảo vì COVID-19, nhiều quốc gia đã tích cực ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo để triển khai các biện pháp ngăn ngừa virus SARS-CoV-2.
Tại Sinagpore, chú chó người máy Spot của công ty Boston Dynamics được đưa vào sử dụng ngày từ thời kỳ đầu bùng phát đại dịch nhằm nhắc nhở người dân tại các địa điểm công cộng duy trì khoảng cách xã hội. Trong khi đó, tại Italy, cảnh sát sử dụng máy bay không người lái để giám sát lệnh phong tỏa. Tại Trung Quốc, Pepper - robot nửa hình người do SoftBank Robotics sản xuất - được thiết kế với khả năng nhận dạng biểu hiện cảm xúc có thể nhắc nhở con người đeo khẩu trang hàng ngày.