Nga tập trận qui mô lớn với Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nga đang tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn với Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan khiến các chuyên gia tin rằng Moskva chủ ý gửi thông điệp mạnh mẽ đến phương Tây.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu vùng Tổng thống Vladimir Putin (giữa) theo dõi cuộc tập trận giữa Nga và Trung Quốc trong năm 2018. Ảnh: TASS

Cuộc tập trận quân sự tổ chức thường niên nhưng trong năm nay Nga đã mời quân đội Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan cùng tham gia. Bộ Quốc phòng Nga cho biết có tổng cộng 128.000 binh sĩ cùng hơn 20.000 trang thiết bị vũ khí, 600 chiến đấu cơ và 15 chiến hạm tham dự cuộc tập trận mang tên Tsentr 2019 này.

Những cuộc tập trận này được tổ chức nhằm thử nghiệm tính sẵn sàng chiến đấu của các cơ sở chỉ huy quân sự và binh sĩ Nga cũng như năng lực của lực lượng này tại Bắc Cực. Lý do cuộc tập trận Tsentr thường tổ chức trong tháng 6 nhưng năm nay lại tổ chức vào tháng 9 được cho là chiến thuật đặc biệt của những nhân vật chỉ huy.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu vào đầu tháng 9 khẳng định rằng cuộc tập trận chiến lược không nhằm mục tiêu chống lại các quốc gia khác mà tập trung vào phòng vệ trước mối đe dọa của khủng bố quốc tế.

Kênh CNBC (Mỹ) dẫn đánh giá của các chuyên gia cho biết cuộc tập trận còn nhằm phô trương năng lực quân sự của Nga, trưng bày vũ khí vì mục đích thương mại và điều quan trọng là gửi thông điệp tới phương Tây.

Nhà nghiên cứu Mathieu Boulegue tại tổ chức phi chính phủ Chatham House (Anh) nhận định: “Đây là thông điệp rằng Moskva không bị cô lập và có thể hợp tác với cả đối thủ tiềm năng bởi Trung Quốc vốn được Nga coi vừa là bạn vừa là đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Thông điệp này cũng khá rõ ràng với Nga bởi nó có ý nghĩa là ‘chúng ta không đơn độc, có nhiều đối tác’ vì vậy trước bất kỳ nỗ lực kích động nào của phương Tây, Trung Quốc vẫn có đồng minh mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”.

Ông Boulegue khẳng định bất cứ ai theo dõi Tsentr 2019 dự kiến theo dõi “tinh hoa” quân sự khi Nga muốn tránh những sai lầm có thể khiến Bộ Quốc phòng Nga “bẽ mặt”. Bên cạnh đó, ông Boulegue cũng nhấn mạnh không nên coi Tsentr là dấu hiệu của liên minh chiến lược mới giữa Nga và Trung Quốc. Cả hai quốc gia này đều chủ trương xây dựng mối quan hệ ổn định khi phải đối mặt với một nước Mỹ khó đoán định, đồng thời vẫn giữ mức đối thủ tiềm năng về mặt kinh tế và chính trị.

Hà Linh/Báo Tin tức
Nga, Nhật Bản lại căng thẳng do cuộc tập trận tại quần đảo tranh chấp  
Nga, Nhật Bản lại căng thẳng do cuộc tập trận tại quần đảo tranh chấp  

Ngày 12/3, Quân khu miền Đông của Nga đã tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực phía Nam của quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Moskva gọi là Nam Kurils, trong khi Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Nhật Bản đã ngay lập tức phản đối cuộc tập trận này. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN