Nga nêu điều kiện tái khởi động tiến trình đàm phám hoà bình với Ukraine

Hai tháng sau khi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Ukraine rơi vào bế tắc, trước sự hối thúc của Kiev, Nga đã đưa ra cảnh báo về khả năng khởi động lại tiến trình này.

Chú thích ảnh
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu trong cuộc đàm phán hòa bình giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Văn phòng Tổng thống Dolmabahce ở Istanbul, hôm 29/3. Ảnh: Getty Images

Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Belarus hôm 24/6, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết nếu Ukraine tìm cách quay trở lại bàn đàm phán, Moskva sẽ phải xem xét tình hình thực địa. Ông cũng cáo buộc một số quốc phương Tây đã ngăn cản chính quyền Kiev tái can thiệp ngoại giao trong nỗ lực chấm dứt giao tranh.

Các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev đã bị đình trệ sau cuộc gặp gần đây nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3. Kể từ đó, phía Ukraine khẳng định sẽ chỉ nối lại các cuộc đàm phán khi họ ở “vị thế mạnh mẽ hơn”. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẽ chỉ tái khởi động các cuộc đàm phán sau khi Kiev giành lại các lãnh thổ đã bị Nga kiểm soát sau ngày 24/2.

Tuần trước, nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine David Arakhamia cho biết giới chức Kiev tin rằng họ có thể đạt được “vị thế thuận lợi” vào cuối tháng 8, “bằng cách tiến hành các hoạt động phản công ở một số khu vực nhất định”. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine “sẽ không bao giờ chấp nhận việc mất lãnh thổ” và khẳng định điều này là “bất khả thi về mặt pháp lý”.  Nhà ngoại giao Ukraine tuyên bố  chỉ xem xét một thỏa thuận với Moskva nếu Nga trả lại toàn bộ lãnh thổ đã kiểm soát kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự.

“Chúng tôi có thể xem xét một số hiệp ước chính trị, như hiệp ước từng được đề xuất ở Istanbul. Ví dụ, chúng tôi sẽ không đề cập đến vấn đề Crimea trong vài năm. Chúng tôi sẽ thực hiện điều đó không chỉ về mặt quân sự mà còn về mặt ngoại giao”, ông Arakhamia cho biết.

Trong khi đó, vào tuần trước, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố rằng nếu Kiev nhận đủ vũ khí hạng nặng từ phương Tây, họ có thể đánh bại Nga và giành lại lãnh thổ bằng vũ lực. Ông cũng kêu gọi phương Tây không đề xuất các điều khoản hòa bình “không thể chấp nhận được” cho Ukraine.

Về phần mình, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 23/6 khẳng định Ukraine phải chấp thuận mọi yêu cầu của Nga nếu muốn đạt được một giải pháp hòa bình. Yêu cầu đầu tiên do Tổng thống Putin đưa ra là Ukraine phải duy trì tình trạng trung lập và không gia nhập NATO. Đồng thời, ông Putin cũng muốn Ukraine trải qua một quá trình giải giáp vũ khí để đảm bảo nước này không phải là mối đe dọa đối với Nga. Nga còn yêu cầu chính phủ Ukraine công nhận nền độc lập của các nước cộng hoà nhân dân tự xưng ở miền Đông nước này. 

Vân Khánh/Báo Tin tức
Tập đoàn xăng dầu lớn Hungary quy định lượng nhiên liệu bán cho khách hàng
Tập đoàn xăng dầu lớn Hungary quy định lượng nhiên liệu bán cho khách hàng

Từ ngày 24/6, mỗi ngày mỗi khách hàng chỉ được phép mua tối đa 50 lít nhiên liệu tại các trạm xăng thuộc tập đoàn năng lượng MOL của Hungary, giảm một nửa so với quy định trước đó. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN