Nga kêu gọi bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran

Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 6/7, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, ông Mikhail Ulyanov cảnh báo những nước ký thỏa thuận hạt nhân với Iran, được gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), cần tránh các tranh chấp không có kết quả và có khả năng gây tổn hại tới thỏa thuận.

Chú thích ảnh
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Mikhail Ulyanov cũng kêu gọi nỗ lực tối đa để bảo vệ thỏa thuận này. Ông Ulyanov đưa ra những nhận xét trên trong một dòng trạng thái trên trang mạng xã hội Twitter nhằm ám chỉ nỗ lực của 3 nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận, nhằm kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp (DRM) trong thỏa thuận.

Hồi giữa tháng 1, Đức, Anh và Pháp (3 nước châu Âu tham gia ký JCPOA còn gọi là E3) cho biết họ có kế hoạch kích hoạt DRM, có thể khôi phục các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đối với Iran. Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao châu Âu giấu tên nói rằng E3 sẽ thông báo cho Liên minh châu Âu (EU) rằng họ sẽ kích hoạt DRM mà cơ chế tiếp theo rốt cuộc có thể dẫn đến việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran theo nghị quyết trước đây của LHQ. 

Đầu tháng 7, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết ông đã nhận được một lá thư của Iran yêu cầu kích hoạt DRM trong JCPOA do E3 không tôn trọng các cam kết của họ theo thỏa thuận. Ông Borrell cho biết thêm bức thư do Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif viết đã nhấn mạnh những lo ngại của Iran về các thực thi của Pháp, Đức và Anh trong Ủy ban hỗn hợp giải quyết thỏa thuận thông qua tiến trình giải quyết tranh chấp được nêu trong Chương 36 của thỏa thuận.

Trước đó, trong một đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter ngày 4/7, ông Ulyanov lưu ý rằng quan điểm nguyên tắc của Nga là tất cả các vấn đề thực thi theo JCPOA phải được giải quyết trong khuôn khổ của Ủy ban hỗn hợp.

JCPOA được ký kết giữa Iran và nhóm P5 + 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cùng với Đức) năm 2015. Tuy nhiên, tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đơn phương rút khỏi JCPOA và sau đó áp đặt lại các biện pháp trừng phạt Mỹ đã dỡ bỏ đối với Tehran và bắt đầu thực hiện các biện pháp trừng phạt mới "ngặt nghèo" nhất từ trước đến nay.

Duy Trinh (TTXVN)
EU phản đối Mỹ chấm dứt quyền miễn trừ trừng phạt trong thỏa thuận hạt nhân Iran
EU phản đối Mỹ chấm dứt quyền miễn trừ trừng phạt trong thỏa thuận hạt nhân Iran

Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, ngày 28/5 đã lên án Mỹ vì quyết định chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN