Nga cảnh báo các phần tử cực đoan trong chính quyền Ukraine

Nga đã bày tỏ quan ngại trước sự làm ngơ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về việc một số thành phần dân tộc cực đoan có mặt trong chính quyền hiện nay ở Ukraine sau cuộc đảo chính bất hợp pháp hồi tháng 2 vừa qua. Đây là tuyên bố của ông Roman Kasaev, đại diện phái đoàn Nga tham gia khóa họp thứ 25 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 25/3.

Lính thủy đánh bộ Ukraine rời khỏi đơn vị ở thành phố cảng Feodosiya, miền đông Crimea ngày 24/3. Ảnh: AFP/ TTXVN


Ông Kasaev nhấn mạnh Nga nhiều lần cảnh báo về hiểm họa việc lan truyền các tử tưởng cực hữu và các phong trào chính trị phát xít mới và các phong trào này ở châu Âu đã phát triển thành khủng bố cực hữu, tuy nhiên lãnh đạo chính trị châu Âu đã không ý thức được hiểm họa này.

Ông Kasaev nêu trường hợp đại diện Đảng Svoboda (Tự do) (mà Nghị viện châu Âu năm 2012 đã ra nghị quyết cáo buộc có tư tưởng phân biệt chủng tộc, bài Do thái) hiện đang giữ một loạt vị trí chủ chốt trong chính quyền mới tại Ukraine, bao gồm cả vị trí Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Trưởng Công tố.

Theo ông Kasaev, hiểm họa lớn hơn cả là tổ chức phát xít mới "Cánh hữu" đã thâm nhập vào chính quyền và tác động lên các quyết định bằng biện pháp đe dọa và bạo lực. Chính các thành viên của đảng này kêu gọi tiêu diệt người Nga, người Do Thái và các dân tộc thiểu số khác.

Cũng liên quan đến mối lo ngại của Nga, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Pino Arlakki ngày 25/3 tuyên bố cuộc cuộc khủng hoảng tại Ukraine bắt nguồn từ việc EU ủng hộ cuộc biểu tình ở Ukraine mà không tính tới việc Ukraine là một nước phức tạp với phần lớn người dân nói tiếng Nga.

Ông Arlakki cũng thừa nhận EU đã "nhắm mắt làm ngơ" trước việc chính quyền mới có các thành phần phát xít mới, trong đó có 5 bộ trưởng từng có những tuyên bố mang tư tưởng phát xít mới. Ông cũng cho rằng EU cần công nhận việc bán đảo Crimea (Crưm) sáp nhập vào LB Nga như đã từng công nhận Kosovo độc lập.

Được biết, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết tới cuối tuần các nhân viên ủy ban giám sát đặc biệt của tổ chức này sẽ triển khai tại 10 khu vực của Ukraine. Bước đầu ủy ban gồm 100 quan sát viên, sau đó có thể tăng lên 400 người với nhiệm vụ chính là thu thập thông tin về an toàn và quyền con người, trong đó có các dân tộc thiểu số ở Ukraine.


TTXVN/Tin tức
Hơn 21.000 phiếu ủng hộ Alaska sáp nhập vào Nga
Hơn 21.000 phiếu ủng hộ Alaska sáp nhập vào Nga

Kiến nghị sáp nhập Alaska vào Nga đăng trên trang mạng của Nhà Trắng 4 ngày trước đã thu được hơn 21.000 phiếu ủng hộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN