Nga áp dụng biện pháp an ninh khi NATO tăng cường ở Đông Âu

Ngày 2/4, đại diện thường trực Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) Alexander Grushko tuyên bố Nga sẽ thực thi tất cả các biện pháp chính trị và kỹ thuật - quân sự cần thiết để bảo vệ an ninh đất nước trước quyết định của NATO tăng cường hiện diện quân sự tại các nước Đông Âu và Baltic tiếp giáp với Nga.

Tuyên bố trên được đưa ra sau Hội nghị ngoại trưởng NATO tại Brussels (Bỉ), trong đó NATO quyết định tăng cường khả năng phòng thủ của các nước thành viên, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại biên giới phía Đông như Romania, Ba Lan và các nước vùng Baltic.

Theo ông Grushko, NATO đã hoàn tất quá trình "khai thác quân sự" tại các nước Đông Âu thông qua việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa các sân bay, cảng biển. Từ năm 2009, các nước Baltic và Ba Lan đã hoàn toàn liên kết với kế hoạch phòng thủ của NATO. Ngoài ra, NATO còn thiết lập các căn cứ quân sự tại Bulgaria, Romania và Ba Lan, xây dựng các thành phần thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và Ba Lan, tiến hành các chuyến bay tuần tiễu tại các nước vùng Baltic.

Ông Alexander Grushko cũng cho biết NATO quan tâm đến việc duy trì các cuộc tiếp xúc chính trị với Nga, mặc dù trên thực tế tổ chức này đã tuyên bố tạm ngừng hợp tác với Moskva. Đại diện Nga nêu rõ trong lịch sử, chuyện "tạm ngừng hợp tác" cũng thường xảy ra trong quan hệ Nga - NATO. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các bên vẫn mong muốn duy trì các kênh liên lạc bởi Nga và NATO là "những nhân tố chính trị - quân sự quan trọng hàng đầu" trong không gian châu Âu - Đại Tây Dương. Ông Grushko cho rằng không nên đẩy mối quan hệ lên mức căng thẳng như thời Chiến tranh Lạnh.

Trước đó, ngày 1/4, NATO thông báo sẽ tạm ngừng toàn bộ hợp tác dân sự và quân sự trên thực tế với Nga trong thời gian 3 tháng do việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea (Crưm).


TTXVN/Tin tức
Khủng hoảng Ukraine: Tại sao Đức không đi đầu chống Nga?
Khủng hoảng Ukraine: Tại sao Đức không đi đầu chống Nga?

Nhiều nước phương Tây muốn Thủ tướng Đức Angela Merkel đi đầu trong Liên minh châu Âu phản ứng mạnh mẽ với Nga. Nhưng vai trò đó đối với bà Merkel và nước Đức thực sự không dễ dàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN