Myanmar nỗ lực hợp tác với ASEAN nhằm tháo gỡ bế tắc chính trị 

Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin ngày 24/2 đã đến Thái Lan để tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao liên quan những biến cố chính trị gần đây ở nước này. 

Chú thích ảnh
Xe quân sự tuần tra trên đường phố tại Mandalay, Myanmar, ngày 3/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo một nguồn tin thuộc Chính phủ Thái Lan, việc ông Wunna Maung Lwin tham gia đàm phán thể hiện nỗ lực hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tìm ra giải pháp cho những bế tắc chính trị tại nước này.

Trước đó, quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính, cũng như cáo buộc làn sóng biểu tình trong nước hiện nay có hành vi bạo lực.

Đầu tháng 2 vừa qua, ASEAN đã lên tiếng kêu gọi Myanmar theo đuổi "đối thoại, hòa giải và quay lại tình trạng bình thường" sau khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc chính biến và lên nắm quyền ở nước này. Tuyên bố của ASEAN nêu rõ "Chúng tôi nhắc lại rằng sự ổn định chính trị tại các nước thành viên ASEAN là cần thiết đối với việc đạt được một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng".

ASEAN hiện gồm 10 thành viên. Myanmar trở thành thành viên của tổ chức này năm 1997.

Thanh Phương (TTXVN)
EU nhất trí trừng phạt quân đội Myanmar, quan chức Nga
EU nhất trí trừng phạt quân đội Myanmar, quan chức Nga

Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất áp đặt lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar, rút một số viện trợ phát triển với nước này. Bên cạnh đó, EU còn lên “danh sách đen” nhiều quan chức Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN