Mỹ xem xét thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

Quốc hội Mỹ ngày 8/5 đã bắt đầu xem xét một thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam (Hiệp định 123), trong đó những người ủng hộ cho rằng thỏa thuận này sẽ đem lại hàng tỷ USD cho phía Mỹ.


Tổng thống Barack Obama đã gửi Quốc hội văn bản của thỏa thuận với nội dung sẽ cho phép Mỹ chuyển giao các lò phản ứng và công nghệ cho Việt Nam. Thời gian để hai viện quốc hội Mỹ xem xét văn bản này là 90 ngày làm việc và thỏa thuận sẽ chính thức có hiệu lực nếu không có ý kiến phản đối.
Viện Năng lượng hạt nhân, cơ quan đại diện cho ngành công nghiệp này của Mỹ, ước tính thỏa thuận có thể mang lại 10 tỷ - 20 tỷ USD trong hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam và tạo ra hơn 50.000 việc làm tại Mỹ. Viện trên nhấn mạnh rằng nếu Quốc hội Mỹ phản đối thỏa thuận, các quốc gia khác “sẽ sẵn sàng lấp đầy chỗ trống này” khi mà Nga và Nhật Bản từng có nhiều thỏa thuận đảm bảo với Việt Nam.


Thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt - Mỹ được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10/2013. Theo đó, Việt Nam cam kết không sản xuất các thành phần phóng xạ phục vụ việc chế tạo các loại vũ khí hạt nhân. Việt Nam cũng nhất trí không làm giàu hoặc tái chế urani - các bước quan trọng trong tiến trình chế tạo vũ khí hạt nhân và tuân thủ các tiêu chuẩn không phổ biến hạt nhân của Mỹ.


TTG

Việt Nam ký Hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhân với Mỹ
Việt Nam ký Hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhân với Mỹ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN