Mỹ, Nhật Bản hướng đến liên minh an ninh ‘cân bằng’

Các máy bay không người lái cùng với một hệ thống radar giúp phát hiện các mối đe dọa từ Triều Tiên sẽ được triển khai tại Nhật Bản. Đây là tuyên bố của các quan chức cấp cao của Mỹ và Nhật Bản đưa ra ngày hôm nay, 3/10, tại một cuộc gặp nhằm tìm kiếm một liên minh cân bằng hơn.

Phái đoàn Mỹ và Nhật Bản tham dự cuộc gặp "2+2" tại Tokyo hôm 3/10. Ảnh: Internet


Trong cuộc gặp “2+2” giữa hai bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ với những người đồng cấp Nhật Bản, lần đầu tiên sau 16 năm, hai bên đã đánh giá định hướng phát triển liên minh nền tảng song phương trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, cùng với những lo ngại từ Triều Tiên.

Phát biểu sau cuộc gặp, ngoại trưởng Mỹ Kerry nói, “mục đích của chúng tôi là tiến đến một liên minh cân bằng và hiệu quả - ở đó quân đội hai nước là những đối tác thực sự, sát cánh cùng nhau và cùng với các đối tác khác trong khu vực giúp tăng cường hòa bình và an ninh”.

Một ưu tiên khác được Ngoại trưởng Mỹ đề cập là hệ thống phòng thủ tên lửa trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Ông Kerry nói: “Hôm nay, chúng tôi tuyên bố kế hoạch triển khai hệ thống radar TPY-2 tại Quận Kyoto. Hệ thống radar bổ sung này sẽ nâng cao khả năng bảo vệ lãnh thổ Mỹ và Nhật Bản trước các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nâng cao năng lực của một liên minh quan trọng trong thế kỉ 21”. Cùng với đó, phía Mỹ sẽ đưa các máy bay không người lái đến đồn trú tại Nhật Bản.

Đáng chú ý, tại cuộc gặp lần này, phía Mỹ một lần nữa tái khẳng định quan điểm coi đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) là phần lãnh thổ nằm trong hiệp định an ninh song phương. Điều đó có nghĩa là, nếu như quần đảo này bị xâm chiến, Mỹ sẽ ra tay can thiệp.


HT (AFP)

Nhật - Mỹ họp an ninh '2+2'
Nhật - Mỹ họp an ninh '2+2'

Tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng nước này đã có cuộc họp về an ninh với bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Mỹ theo cơ chế "2+2".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN