Mỹ chạy đua với Nga để bán vũ khí cho Ấn Độ

Nga và Mỹ đang chạy đua để bán vũ khí cho Ấn Độ, ở thời điểm nước này đang tăng cường kho vũ khí sau căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Xe tăng T-90 trong buổi diễu binh của Ấn Độ năm 2018. Ảnh: AFP 

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin rằng, vào đầu tháng 7, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua đề xuất mua 33 chiến đấu cơ mới từ Nga với kinh phí 2,4 tỷ USD. Trước đó, Ấn Độ cũng có thương vụ 5,43 tỷ USD mua hệ thống phòng không S-400.

Cùng thời điểm, Mỹ cũng tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ, giữa lúc Washington vốn đang đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Ông Rajeswari Pillai Rajagopalan tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát ở New Delhi nhận định: “Nhiều người cho rằng Ấn Độ nên tiếp tục theo con đường đi cân bằng như hiện nay, thúc đẩy cam kết với cả Nga và Mỹ”.

Ấn Độ là quốc gia “chịu chi” nhất trong thị trường vũ khí quốc tế với hàng tỷ USD mỗi năm. Theo Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm, trong 10 năm qua, Ấn Độ đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí.

Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ từ thời kỳ Liên Xô. Tính từ năm 2000, Nga đã bán số vũ khí trị giá 35 tỷ USD cho quốc gia Nam Á này, chiếm 2/3 số vũ khí New Delhi mua sắm.

Hầu hết vũ khí chiến lược của Ấn Độ, từ hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya, tàu ngầm Chakra II, xe tăng T-90 và T-72 cho tới chiến đấu cơ MiG-29 và Ka-31, đều có xuất xứ từ Nga. Bên cạnh đó, Nga còn cấp phép để công ty Ấn Độ HAL sản xuất Su-30 MKI – chiến đấu cơ chủ lực của không quân Ấn Độ.

Nếu so sánh, thoả thuận mua sắm giữa Mỹ và Ấn Độ chỉ đạt 3,9 tỷ USD trong 20 năm qua. Tuy nhiên, Mỹ đã nhanh chóng tăng tốc từ năm 2010 và trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Ấn Độ, vượt qua Israel và Pháp.

Ấn Độ đã trang bị cho quân đội nước này các phi cơ C-17 và C-130J của Boeing từ Mỹ. Vào đầu năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mua 3 tỷ USD trang thiết bị của Mỹ, ở thời điểm hai quốc gia cùng trên “chiến tuyến” đối trọng với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương và xây dựng mối quan hệ quân sự gần gũi.

Khi căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đột ngột leo thang và đỉnh điểm là ngày 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, New Delhi có thêm lý do để mua sắm thêm vũ khí.

Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming nhận định: “Chính quyền Tổng thống Trump đang cố gắng giành thêm nhiều thị phần tại thị trường tỷ USD mỗi năm này”. Mỹ đã chuyển giao cho Ấn Độ trực thăng Apache và Chinook đang thực hiện các nhiệm vụ ở Ladakh.

Vậy nhưng, nhà phân tích Song bày tỏ quan điểm rằng việc Ấn Độ tăng mua vũ khí có thể tạo thêm sức mạnh cho quân đội nước này nhưng vẫn có hạn chế nếu muốn đối trọng với Trung Quốc. Ông Song nói: “Ấn Độ có thể mua vũ khí tiên tiến nhưng không thể mua được năng lực chiến đấu”.

 

Hà Linh/Báo Tin tức
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí tiếp tục xoa dịu căng thẳng ở biên giới
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí tiếp tục xoa dịu căng thẳng ở biên giới

Cơ chế làm việc tham vấn và phối hợp về vấn đề biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (WMCC) ngày 10/7 đã tổ chức cuộc họp lần thứ 16 với sự tham gia của phái đoàn ngoại giao hai nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN