Giám đốc Điều hành Moderna, ông Stephane Bancel bày tỏ lạc quan về tiến trình thử nghiệm lâm sàng và đánh giá tích cực sự hợp tác của NIH hợp tác trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Biến thể virus tại Nam Phi được cho là nguy hiểm hơn các biến thể khác hiện nay vì có khả năng kháng các kháng thể, vốn hiệu quả với các biến thể cũ hơn. Điều đó có nghĩa là những người đã nhiễm chủng SARS-CoV-2 cơ bản có nhiều nguy cơ tái nhiễm hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng biến thể ở Nam Phi có khả năng làm giảm hiệu quả của các loại vaccine phổ biến hiện nay.
Theo các chuyên gia của Moderna, dù các thử nghiệm ban đầu cho thấy vaccine gốc của hãng, mang tên mRNA-1273, vẫn hiệu quả đối với các biến thể mới xuất hiện, nhưng hãng vẫn đang nghiên cứu phát triển một phiên bản vaccine đặc biệt. Có hai lựa chọn: một là phiên bản vaccine đặc biệt nhằm ngăn chặn biến thể ở Nam Phi, mang tên mRNA-1273.351, sẽ được sử dụng như một vaccine, hai là hãng có thể sử dụng một vaccine kết hợp giữa vaccine cơ bản mRNA-1273 với phiên bản mRNA-1273.351 để tạo ra một sản phẩm mới. Một gợi ý khác là mọi người có thể được tiêm liều thứ ba của vaccine cơ bản mRNA-1273 để tăng mức độ miễn dịch. Moderna cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng kết hợp phiên bản vaccine đặc biệt mRNA-1273.351 vào mũi tiêm đầu tiên.
Trước đó, ngày 22/2, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo các nhà sản xuất vaccine đang phát triển các phiên bản mới sẽ không cần trải qua quy trình cấp phép mất nhiều thời gian như đối với vaccine cơ bản. Moderna cũng thông báo sẽ tăng năng lực sản xuất toàn cầu lên tới 1,4 tỷ liều vacine năm 2022 nếu cần. Ngoài ra, hãng đang tăng cường kế hoạch sản xuất năm 2021 từ 600 triệu liều lên 700 triệu liều để phục vụ nhu cầu vaccine toàn cầu. Đến nay, Moderna đã giao 60 triệu liều, trong đó 55 triệu liều là trong nước Mỹ.