Mali kéo dài lệnh tình trạng khẩn cấp

Tại cuộc họp nội các đặc biệt ngày 22/1, chính phủ Mali đã kéo dài thêm ba tháng lệnh trình trạng khẩn cấp có hiệu lực từ ngày 12/1.

 

Binh sĩ Pháp tại thị trấn Diabaly ở Mali ngày 21/1/2013. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các binh sĩ Mali và Pháp cùng ngày đã tái chiếm được hai thị trấn chiến lược Diabaly và Douentza từ tay lực lượng Hồi giáo có quan hệ với Al-Qaeda ở miền bắc quốc gia châu Phi này.

 

Trong khi đó, Tổng thống Ai Cập Mohammad Morsi ngày 22/1 tuyên bố phản đối hành động quân sự do Pháp đứng đầu chống phiến quân Hồi giáo ở Mali bởi hành động đó “sẽ thổi bùng xung đột trong khu vực”. Tổng thống Morsi nhấn mạnh bất cứ biện pháp can thiệp nào vào Mali “cũng phải mang tính hòa bình”, đồng thời kêu gọi tài trợ để thúc đẩy sự phát triển ở Mali.

 

Tại Angiêri, Thủ tướng nước này Abdelmalek Sellal tuyên bố chính phủ Angiêri sẽ không đưa bất cứ một người lính nào đến Mali, đồng thời khẳng định Angiêri sẽ quan tâm đến việc bảo vệ đường biên giới và lãnh thổ của mình. Thủ tướng Sellal nhắc lại lập trường của Angiêri là khích lệ đối thoại giữa các bên để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Mali. Mặt khác, ông Sellal nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có hành động tiệt trừ nạn khủng bố và tội phạm dưới bất kỳ hình thức nào ở vùng Sahel.

 

Cũng trong ngày 22/1, hàng chục người Hồi giáo đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Côoét để phản đối sự can thiệp quân sự tại Mali, kêu gọi các nhà lãnh đạo vùng Vịnh không tiếp tay cho chiến dịch này.

 

 

H.H

Pháp thúc giục Tây Phi gửi quân tới Mali

Tiến triển chậm chạp tại Mali đã buộc Pháp phải lên tiếng thúc giục các quốc gia Tây Phi khẩn trương triển khai quân theo cam kết, trong khi đó các quốc gia Tây Phi lại kêu gọi các cường quốc thế giới hỗ trợ về hậu cần và tài chính để họ có thể sớm đưa quân tới Mali.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN