Lửa sẽ cháy tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Trung Quốc?

Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu đã bước vào thời kỳ đếm ngược, nhưng Trung Quốc vẫn rất đau đầu trước khả năng vấn đề Biển Đông sẽ được đưa vào nghị trình làm việc.

Tàu chiến USS Stethem (DDG 63) “khạc lửa” tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tập trận trên Biển Đông hôm 26/7/2016. Ảnh: US Navy

Thông tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Ấn Độ trong 3 ngày từ 12/8 tới vừa đưa ra đã trở thành tâm điểm bàn thảo của truyền thông Ấn Độ, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Hàng Châu từ 4-5/9 tới và quan hệ Ấn - Trung gần đây xuất hiện hàng loạt bất đồng.

 

Trước đó, vào ngày  12/7, Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.  Theo tờ Thời báo New York, đây là lần đầu tiêu Trung Quốc bị hệ thống luật pháp quốc tế gọi tên. Trong khi đó, tạp chí National Interest cho rằng tháng 7 là tháng tủi hổ nhất của Bắc Kinh trong những năm gần đây.

 

“Vết thương” ấy xem ra có thể còn bị “xát muối” . Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết một trong những mục đích của Ngoại trưởng Trung Quốc khi tới thăm Ấn Độ là tìm kiếm sự ủng hộ của New Dehli về vấn đề Biển Đông.

 

Bởi tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 vào tháng 9 tới, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và Trung Quốc rất lo ngại một số nước, trong đó có Mỹ sẽ đưa vấn đề phán quyết trọng tài Biển Đông vào trong nghị trình làm việc.

 

Vì vậy, ông Vương Nghị phải sang thăm Ấn Độ khẩn cấp nhằm thuyết phục New Dehli ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề trọng tài Biển Đông, hi vọng ông Modi không gia nhập đội ngũ những nước đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình Hội nghị Thượng đỉnh G-20.

 

Điều đáng nói là trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị, tờ Thời báo Ấn Độ cho biết Bắc Kinh không hài lòng bởi lập trường tương đối trung lập của New Dehli (trong vấn đề Biển Đông) còn theo kênh thông tin Zee News của Ấn Độ, cách đây không lâu, Trung Quốc đã phản đối Ấn Độ tham gia Nhóm cung cấp hạt nhân (NSG). Nhưng giờ đây, khi  “vết thương” có khả năng bị “xát muối”, Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ của Ấn Độ.

Hoàng Hà
Phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông là tiền đề thảo luận
Phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông là tiền đề thảo luận

Phán quyết công bố ngày 12/7 về vấn đề Biển Đông của Tòa Trọng tài tại La Haye (Hà Lan) tạo ra những tiền đề, cơ sở pháp lý để các bên liên quan trong khu vực tiếp tục thảo luận và hợp tác trong tương lai.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN