Lò phản ứng Nhật Bản dừng hoạt động do sự cố

Một lò phản ứng của nhà máy điện Takahama thuộc Công ty điện lực Kansai (Nhật Bản) ở miền Tây đã tự động dừng hoạt động sau khi một máy phát điện xảy ra sự cố dẫn tới kích hoạt hệ thống báo động tự động.

Lò phản ứng hạt nhân số 3 (trái- phía sau) tại nhà máy Takahama ngày 12/1. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 29/2, công ty trên cho hay sự cố xảy ra tại lò phản ứng số 4 của nhà máy Takahama, hệ thống báo động tự động kích hoạt khiến cần điều khiển sự phân tách hạt nhân cài ở vị trí dừng hoạt động. Không có vấn đề gì xảy ra với hệ thống làm mát lò phản ứng. Trước đó, ngày 20/2 vừa qua đã xảy ra rò rỉ nước làm nguội tại một tòa nhà liền kề lò phản ứng này.

Lò phản ứng trên vừa được đưa vào hoạt động trở lại ngày 26/2, sau một thời gian tất cả các lò phản ứng hạt nhân trên cả nước Nhật Bản phải đóng cửa do cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm 2011. Cuộc khủng hoảng này đã khiến Nhật Bản phải chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bù đắp thiếu hụt năng lượng do các lò phản ứng hạt nhân phải ngừng hoạt động. Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh việc nối lại hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân là vấn đề then chốt trong chính sách năng lượng của Nhật Bẩn.

Liên quan vấn đề trên, cùng ngày 29/2, ba cựu lãnh đạo của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã bị truy tố vì tội lơ là chuyên môn, không áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 năm 2011. TEPCO là chủ sở hữu và quản lý nhà máy điện Fukushima.

Các bị can gồm ông Tsunehisa Katsumata, 75 tuổi, Chủ tịch TEPCO vào thời điểm xảy ra thảm họa; và hai cấp phó gồm ông Sakae Muto, 65 tuổi; và ông Ichiro Takekuro, 69 tuổi. Văn phòng công tố Tokyo đã tiến hành điều tra sau khi một ủy ban dân sự độc lập năm 2014 khẳng định các cựu lãnh đạo TEPCO đã nhận được một báo cáo hồi tháng 6/2009 cho rằng nhà máy có thể phải hứng chịu một trận sóng thần cao tới 15,7 mét, nhưng họ đã không áp dụng các biện pháp đề phòng.

Ủy ban này cáo buộc sự vô trách nhiệm của các cựu lãnh đạo TEPCO đã khiến 13 người bị thương do nổ khí hydro tại nhà máy cũng như làm 44 người tử vong tại bệnh viện sau khi được sơ tán khỏi nhà máy sau thảm họa trên.

TTXVN/Tin Tức
Giảm tình trạng lao động bỏ hợp đồng ở Nhật Bản
Giảm tình trạng lao động bỏ hợp đồng ở Nhật Bản

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tình trạng lao động Việt Nam nhập cảnh và cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Nhật Bản thời gian gần đây, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam, cũng như các chương trình hợp tác giữa hai nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN