Liên minh châu Phi gia hạn thời gian quân đội Sudan chuyển giao quyền lực

Ngày 1/5, Liên minh châu Phi (AU) đã gia hạn thêm 60 ngày cho lực lượng quân đội đang cầm quyền ở Sudan chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự nếu không muốn phải đối mặt với việc bị đình chỉ tư cách thành viên. Trước đó, quân đội đã phớt lờ thời hạn chót AU đưa ra.

Chú thích ảnh
Người biểu tình Sudan phản đối chính quyền do Hội đồng quân sự chuyển tiếp điều hành, tại thành phố Kassala ngày 27/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

AU dọa đình chỉ quy chế thành viên của Sudan sau khi quân đội nước này đảo chính lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir sau gần 3 thập kỷ cầm quyền và cho lực lượng quân đội 15 ngày kể từ ngày 15/4 để chuyển giao quyền lực.

Trong một tuyên bố hôm 30/4, Hội đồng An ninh và hòa bình (PSC) của AU lưu ý rằng Quân đội Sudan vẫn chưa bước sang một bên và cũng chưa chuyển giao quyền lực cho một chính quyền chuyển tiếp dân sự trong khuôn khổ thời hạn chót ban đầu. Tuy nhiên, PSC cũng thông báo "một giai đoạn bổ sung lên tới 60 ngày để quân đội Sudan chuyển giao quyền lực cho một chính quyền chuyển tiếp dân sự. PSC nhắc lại lập trường của mình là một quá trình chuyển tiếp do quân đội lãnh đạo ở Sudan sẽ hoàn toàn không được chấp nhận và trái với ý chí và khát vọng hợp pháp về một thể chế dân chủ và tiến bộ, cũng như tôn trọng tự do và nhân quyền của người dân Sudan".

Tổng thống al-Bashir bị lật đổ vào ngày 11/4 vừa qua. Quân đội Sudan đã thành lập Hội đồng Quân sự chuyển tiếp (TMC) điều hành đất nước trong giai đoạn chờ thành lập và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự, dự kiến kéo dài tối đa 2 năm. Tuy nhiên, lực lượng biểu tình yêu cầu tiến hành chuyển giao ngay quyền lực cho chính quyền dân sự. Ngày 24/4 vừa qua, TMC và lực lượng đối lập tại Sudan đã nhất trí thành lập một ủy ban giải quyết các bất đồng trong bối cảnh leo thang căng thẳng về thời hạn chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.

Phương Hoa (TTXVN)
Nhất trí thành lập hội đồng cầm quyền chung ở Sudan
Nhất trí thành lập hội đồng cầm quyền chung ở Sudan

Trong cuộc đàm phán ngày 27/4, Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) và các thủ lĩnh lực lượng biểu tình Sudan, các nhóm phản đối chính quyền của Tổng thống vừa bị lật đổ Omar al-Bashir đã nhất trí thành lập một hội đồng cầm quyền chung, với thành phần bao gồm cả đại diện quân sự và dân sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN