Khởi kiện đòi hủy bỏ kết quả bầu cử Thượng viện Nhật Bản 

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 22/7, các luật sư đã đệ đơn kiện lên tất cả các tòa án cấp cao tại Nhật Bản yêu cầu hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử Thượng viện vừa diễn ra trước đó 2 ngày và yêu cầu tổ chức lại bầu cử với lý do chênh lệch về tỷ lệ phiếu bầu quá cao, vi phạm nguyên tắc bình đẳng theo Hiến pháp.

Chú thích ảnh
Quang cảnh một phiên họp Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Cụ thể, đã có 2 nhóm luật sư đệ đơn kiện lên 8 tòa án cấp cao và 6 chi nhánh để yêu cầu đảm bảo tiếng nói mình đẳng cho người dân. Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi đệ đơn kiện lên tòa án Osaka, luật sư Hidetoshi Masunaga nói: "Mặc dù tòa án cấp cao nhất cho rằng cần phải điều chỉnh sự chênh lệch (về tỷ lệ phiếu bầu) nhưng cuộc bầu cử lần này vẫn được tổ chức theo hệ thống cũ".

Chênh lệch tỷ lệ phiếu bầu giữa các đơn vị bầu cử cấp tỉnh là vấn đề gây tranh cãi lâu nay tại Nhật Bản. Trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2015, tỉnh Hokkaido có 4 ghế tại Thượng viện, đại diện cho 4,57 triệu cử tri. Trong khi đó, tỉnh Tottori chỉ đại diện cho 480.000 cử tri nhưng có 2 ghế tại Thượng viện. Như vậy, cử tri Tottori có quyền lực lớn hơn 4,77 lần so với cử tri Hokkaido.

Trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2013, chênh lệch về tỷ lệ phiếu bầu cũng ở mức 4,77 lần, còn trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2010, con số này là 5 lần.

Sau khi tỉnh Tottori và tỉnh Shimane sáp nhập thành một đơn vị bầu cử, tỉnh Tokushima và tỉnh Kochi cũng được sáp nhập thì mức chênh lệch tỷ lệ phiếu bầu đã giảm xuống đáng kể, nhưng chênh lệch tối đa trong cuộc bầu cử Thượng viện mới đây vẫn ở mức 3,13 lần, cao hơn 3,03 lần trong cuộc bầu cử năm 2022. 

Trong quá khứ, tòa án tại Nhật Bản từng phán quyết rằng kết quả bầu cử Thượng viện năm 2010 và 2013, cũng như kết quả bầu cử Hạ viện năm 2009, 2012 và 2014 trong "tình trạng vi hiến" nhưng lại không tuyên vô hiệu kết quả bầu cử. Riêng 2 cuộc bầu cử năm 2016 và 2019 với độ chênh lệch lần lượt là 3,08 lần và 3 lần, tòa tuyên các độ chênh lệch này là "hợp hiến".

Theo tính toán của Kyodo News dựa trên dữ liệu do Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố, tỉnh Kanagawa có số cử tri trên mỗi nghị sĩ cao nhất và tỉnh Fukui thấp nhất.

Nguyễn Tuyến (TTXVN)
'Nghịch lý gạo' ở Đông Á: Nhật Bản khan hiếm, Hàn Quốc dư dả
'Nghịch lý gạo' ở Đông Á: Nhật Bản khan hiếm, Hàn Quốc dư dả

Nhật Bản đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt và giá gạo tăng cao, buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu. Trong khi đó, một quốc gia Đông Á khác là Hàn Quốc lại đối mặt với vấn đề ngược lại - dư thừa khiến giá gạo giảm xuống mức thấp, thậm chí một số vùng gần như cho không gạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN