Khó chốt được thỏa thuận cuối cùng trong đàm phán TPP

Các chuyên gia phân tích cho rằng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tại Singapore sẽ có những tiến triển tích cực, tuy nhiên khả năng để đạt được thỏa thuận cuối cùng là không cao.


Theo các nhà phân tích, việc Mỹ vẫn thông qua quyền xúc tiến thương mại (TPA) là trở ngại lớn nhất. Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa thống nhất được về các vấn đề nông sản và ô tô cũng là yếu tố rất quan trọng.


Thủ tướng Lý Hiển Long trong lần trả lời truyền thông Trung Quốc gần đây tiết lộ, các cuộc đàm phán đang tiến rất gần với việc hoàn tất thỏa thuận. Tiến sĩ Deborah K.Elms, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các vấn đề đàm phán và thương mại, thuộc Viện nghiên cứu S. Rajaratnam, cũng đồng ý với quan điểm trên, song không tin vào khả năng cuộc đàm phán lần này sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng.



Toàn thể phiên họp chiều 22/2.


Bà Deborah K.Elms cho biết : "Nhiều nước cho rằng Mỹ sẽ mang quyền xúc tiến thương mại đến vòng đàm phán lần này, tuy nhiên họ đã không làm được việc đó...... Nếu quốc hội Mỹ cuối cùng không bảo đảm việc hoàn thành dự luật trên thì các nước cũng không thể đặt các vấn đề nhạy cảm nhất lên bàn đàm phán".


Quyền xúc tiến thương mại là một cơ chế đàm phán nhanh liên quan đến việc quốc hội Mỹ thẩm định các hiệp định thương mại. Một khi quốc hội thông qua dự luật này, chính phủ lập tức có quyền đàm phán về các hiệp định thương mại, quốc hội không có quyền sửa đổi nội dung mà chỉ đưa ra phán quyết chấp nhận hoặc phủ quyết chúng.


Đầu tuần này, tại Tokyo, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành đàm phán song phương. Song phía Nhật Bản ngày 21/2 cho biết việc đạt được một thỏa thuận giữa hai bên còn rất xa. Nhật Bản muốn đưa hàng ngàn sản phẩm của mình vào năm nhóm sản phẩm miễn thuế, cụ thể là gạo, lúa mì , thịt bò, gia cầm, các sản phẩm sữa và đường. Trong 20 năm qua, những bất đồng về thương mại ô tô giữa Mỹ-Nhật cũng chưa được giải quyết.


Tuy nhiên, bà Eric Williams tin rằng đàm phán lần này vẫn sẽ có tiến bộ. Các nước tham gia đàm phán đã có những thảo luận và tham vấn trong nước. Việc các bộ trưởng lần này đích thân tham gia cũng có một tác động tích cực. Cũng theo bà Eric Williams, ngay cả khi vòng đàm phán này không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng thì cũng có không vấn đề gì nghiêm trọng, các bộ trưởng nên tính tới tương lai của TPP.


Các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng diễn ra ở Singpore tháng 12/2013 cũng kết thúc mà không đạt được kết quả như đặt ra. Các bên đàm phán lần này lại có mặt tại Singapore để tiến hành các cuộc đàm phán kín trong 4 ngày, từ 22-25/2.


Đàm phán TPP là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản.


Tin, ảnh: Khoa Hiển
Hội nghị TPP tại Singapore tạo đà cho đàm phán cuối cùng
Hội nghị TPP tại Singapore tạo đà cho đàm phán cuối cùng

Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Singapore đã kết thúc ngày 10/12 mà không đạt được thỏa thuận. Phóng viên TTXVN tại Singapore đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, về kết quả hội nghị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN