Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (trái) tại một phiên tòa ở thủ đô Bangkok ngày 29/09/2015. Ảnh: REUTERS/TTXVN |
Bộ trưởng Tanyuvardhana cũng bác bỏ các cáo buộc rằng chính quyền quân sự ở nước này muốn kéo dài thời gian nắm quyền thông qua dự luật thành lập một "ủy ban chiến lược quốc gia" để hỗ trợ chính quyền được bầu lên sau tổng tuyển cử.
Trước đó, hôm 19/2, Nội các Thái Lan đã đệ trình một đề xuất lên Ủy ban soạn thảo hiến pháp (CDC), bao gồm một loạt quy chế đặc biệt về giai đoạn chuyển giao nhằm tránh cho nước này tiếp tục rơi vào khủng hoảng chính trị, trong đó có việc thành lập một Ủy ban chiến lược quốc gia với sự tham gia của nhiều nhân vật trong chính quyền quân sự hiện nay.
Ông Suwapan nói rằng các đề xuất của chính phủ xuất phát từ nguy cơ Thái Lan có thể bị chia rẽ nghiêm trọng sau cuộc tổng tuyển cử, trở thành một "quốc gia thất bại". Vì vậy, một "quyền lực đặc biệt" có vai trò sống còn để giúp quản lý đất nước nếu có bất ổn chính trị.
Đề xuất trên đã bị Đảng Pheu Thai và Đảng Dân Chủ phản đối. Tổng Thư ký Pheu Thai Phumtham Wechayachai nói rằng những người mong muốn có được một nền dân chủ tại Thái Lan không bao giờ tin tưởng một kiểu "ủy ban đặc biệt" như vậy. Trong khi đó, lãnh đạo Đảng Dân chủ, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, cho rằng việc lập một ủy ban chiến lược quốc gia trước khi hiến pháp mới được thông qua là không hợp lý vì sẽ nảy sinh các bất đồng với chính sách của chính phủ mới thành lập sau bầu cử.