John McCain chỉ trích Nhà Trắng đối ngoại 'thất bại thảm hại'

Đối mặt với hàng loạt chỉ trích mạnh mẽ từ giới nghị sỹ Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry ngày 8/4 tuyên bố ông sẽ chịu trách nhiệm nếu chính sách đối ngoại Washington thất bại. Tuy nhiên, quan chức ngoại giao này khẳng định chính quyền Tổng thống Barack Obama đang nỗ lực đạt tiến triển trong nhiều vấn đề quốc tế.   

Trong phiên điều trần kéo dài 2 tiếng rưỡi trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ,  Ngoại trưởng Kerry nhận định nguy cơ các nỗ lực ngoại giao tại các điểm nóng, đặc biệt tại Trung Đông, thất bại là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ông khẳng định các vấn đề trên đều đáng để bỏ công sức và điều quan trọng là nước Mỹ cần củng cố vị trí cường quốc số một thế giới của mình.   

Tổng thống Obama (trái) và Ngoại trưởng Kerry.


Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry đưa ra nhằm đáp lại những chỉ trích gay gắt của Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain cho rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đang "thất bại thảm hại" trong những vấn đề lớn. Theo ông McCain, hội nghị Geneva II về vấn đề Syria cũng như tiến trình đàm phán hòa bình Israel - Palestines đều là những sai lầm về mặt ngoại giao và đàm phán hạt nhân với Iran cũng sẽ sớm sa vết xe đổ này.   

Tại phiên điều trần, Ngoại trưởng Kerry đã phải đối mặt với nhiều chất vấn về chính sách đối ngoại của Nhà Trắng trong một loạt vấn đề, từ cuộc nội chiến Syria, khủng hoảng tại bán đảo Crimea (Crưm) và Ukraine cũng như tiến trình đàm phán hòa bình Israel - Palestines và chương trình hạt nhân Iran. Các ý kiến chỉ trích cho rằng chính sách đối ngoại lộn xộn đang làm suy yếu nước Mỹ và khiến Washington trở nên "yếu thế" hơn khi tham gia vào sân chơi quốc tế.   

Các chỉ trích trong phiên điều trần chủ yếu đến từ các Thượng nghị sỹ Cộng hòa. Trong thời gian qua, phe Cộng hòa đã liên tục nhận xét chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là yếu kém và không hiệu quả, nhằm hạ thấp uy tín của phe Dân chủ khi cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 đang tới gần.


TTXVN/Tin tức
Mỹ cân nhắc tăng cường hiện diện quân sự tại châu Âu
Mỹ cân nhắc tăng cường hiện diện quân sự tại châu Âu

Sau sự kiện Crimea (Crưm) sáp nhập vào LB Nga, Mỹ tuyên bố để ngỏ khả năng xem xét lại sự hiện diện quân sự tại châu Âu, vốn đã được giảm đi một cách đều đặn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN