Italy bắt đầu xét xử vụ bê bối "mafia thủ đô"

Ngày 5/11, Italy đã mở phiên tòa xét xử những người bị cáo buộc tham gia một hệ thống cấu kết chặt chẽ giữa "thế giới ngầm tội phạm" mafia và một loạt quan chức chính quyền các cấp ở thủ đô Rome, thu hút sự chú ý sâu sắc của dư luận nước này.


Đây là vụ xét xử chống tham nhũng lớn nhất Italy từ chiến dịch "Bàn tay Sạch" những năm 1990.


Theo phóng viên TTXVN tại Italy, trong đợt đầu của phiên tòa lớn nhất ở Rome kể từ nhiều thập kỷ qua này, 46 người, gồm nhiều "bố già" và hàng loạt các quan chức đứng đầu một số công ty trực thuộc chính quyền và các sở ban ngành ở thành phố Rome, đã bị đưa ra xét xử. Trong khi những tên mafia bị cáo buộc đã điều hành một hệ thống chân rết nhằm khai thác các nguồn ngân sách nhà nước liên quan đến xây dựng, những quan chức và doanh nhân còn lại bị buộc tội cấu kết với mafia, rửa tiền, nhận hối lộ, tham nhũng và thậm chí giúp chúng thao túng các hoạt động chính trị của chính quyền thành phố, can thiệp vào một số cuộc bầu cử ở cấp địa phương. Nhiều trong số đó bị phát hiện có tên trong "bảng lương" hàng tháng của mafia.

Kể từ khi vụ bê bối có tên gọi là "mafia thủ đô" này nổ ra vào cuối năm 2014 đã có hơn 150 người bị bắt và điều tra. Vụ việc đã gây sóng gió cho chính phủ trung - tả cầm quyền, với những cáo buộc từ phía đối lập rằng đảng Dân chủ (Pd) cầm quyền đã "bảo kê" cho mafia trong thời gian dài.


Đây là bê bối mới nhất liên quan đến sự cấu kết chặt chẽ giữa các hệ thống tội phạm ở Italy với chính giới của nước này. Vụ việc đã làm chấn động Italy khiến cho một loạt quan chức từ cấp thấp đến cao của chính quyền thủ đô bị cách chức, bị bắt hoặc bị điều tra và làm cho đảng cầm quyền bị mất uy tín.

TTXVN/Tin Tức
Khi người ta không còn sợ mafia
Khi người ta không còn sợ mafia

Trong nhiều năm ròng, họ đã phải trả tiền "pizzo" (tiền bảo kê) cho mafia bằng những đồng lira, tiền cũ của Italy, và rồi lại tiếp tục trả bằng tiền euro. 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm và có lẽ sẽ mãi mãi như thế nếu như một ngày nào đó, họ không đủ can đảm để tập hợp lại và quyết định phá vỡ luật "omerta" (luật im lặng), tố cáo với cảnh sát về những gì họ đã trải qua trong bao năm, trước sự đe dọa của mafia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN