Iran: Đàm phán hạt nhân tiến triển song còn nhiều vấn đề tồn đọng

Ngày 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết nước này và 6 cường quốc đã đạt được những tiến triển đáng kể trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuân hạt nhân năm 2015 được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), song vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

Chú thích ảnh
 Các máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN

Iran và các cường quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm phán từ tháng 4 vừa qua ở Vienna (Áo), trong đó thảo luận các bước mà Tehran và Washington cần phải thực hiện để trở lại tuân thủ đầy đủ JCPOA.

Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Khatibzadeh nhấn mạn: "Mỗi vòng đàm phán ở Vienna đều có thể là vòng đàm phán cuối cùng. Không nên vội vàng. Chúng tôi đã đạt được những bước tiến đáng kể nhưng vẫn còn những vấn đề then chốt tồn đọng". 

Ông Khatibzadeh nêu rõ Iran sẽ đảo ngược các hoạt động hạt nhân của nước này một khi tất cả các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và có sự kiểm chứng của Tehran.

Iran và các cường quốc trên thế giới đang nỗ lực đàm phán ở Vienna nhằm cứu vãn JCPOA sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018 theo quyết định của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden tuyên bố Mỹ sẵn sàng trở lại thỏa thuận này nếu Tehran trở lại tuân thủ đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận. Tuy nhiên, Mỹ sẽ cần tham gia trở lại JCPOA và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được cựu Tổng thống Trump tái áp đặt trước đó, trong khi Iran sẽ phải tái cam kết tuân thủ đầy đủ các cam kết trong thỏa thuận này.     

Trong khuôn khổ vòng đàm phán thứ 5 tại Vienna, bắt đầu vào ngày 25/5, các bên còn lại trong JCPOA, gồm Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp, Anh đã gặp gỡ trực tiếp với Iran, trong khi phái đoàn Mỹ do ông Rob Malley, Đặc phái viên của Tổng thống Biden về vấn đề Iran, dẫn đầu tham gia gián tiếp. 

Thỏa thuận hạt nhân JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran hồi năm 2018, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận.

Phương Oanh (TTXVN)
Giới khoa học: Không điều tra nguồn gốc virus, thế giới có thể đối mặt ‘COVID-26, COVID-32’
Giới khoa học: Không điều tra nguồn gốc virus, thế giới có thể đối mặt ‘COVID-26, COVID-32’

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới cảnh báo nếu không có một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc virus SARS-CoV-2, trong đó có giả thuyết “rò rỉ phòng thí nghiệm”, thế giới có thể đối mặt với những đại dịch như “COVID-26, COVID-32” trong tương lai.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN