Indonesia chống tham nhũng trong lực lượng cảnh sát

Trong khuôn khổ nỗ lực chung chống tham nhũng, Indonesia đang tăng cường cuộc chiến chống vấn nạn quốc gia mạn tính này trong lực lượng cảnh sát.

Tướng Sutarman.


Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Indonesia (POLRI), Tướng Sutarman đã tuyên bố ông sẽ có hành động cứng rắn chống lại bất kỳ nhân viên cảnh sát nào liên quan đến tham nhũng. Kể từ khi được bộ nhiệm ngày 17/10/2013, Tướng Sutarman – nguyên Cục trưởng Hình sự POLRI, đã đẩy mạnh thực hiện cam kết chống tham nhũng trong xã hội và trong ngành cảnh sát của mình.

Phát biểu với giới truyền thông mới đây, Tướng Sutarman cho biết ông sẽ cố gắng cải thiện hình ảnh của lực lượng cảnh sát, bởi theo cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Indonesia tiến hành năm 2009 thì lực lượng cảnh sát là tham nhũng nhất theo đánh giá của cộng đồng  doanh nghiệp, và báo cáo của Trung tâm phân tích các vụ giao dịch tài chính (PPATK) năm 2010 cho thấy có tới 21 sỹ quan cảnh sát cấp tướng có số lượng tiền lớn “đáng ngờ” trong tài khoản của mình. Trong số này, Tướng Budi Gunawan , Cục trưởng Nội vụ có tới 95 tỷ rupiah (8,2 triệu USD) trong hai tài khoản ngân hàng.

Theo Tướng Sutarman, trên cơ sở báo cáo của PPATK, POLRI dưới thời người tiền nhiệm của ông đã tiến hành điều tra nội bộ và đưa ra kết luận cuối cùng là không có tướng lĩnh cảnh sát nào liên quan đến các vụ giao dịch bất hợp pháp.

Tuy nhiên, dư luận xã hội ở Indonesia vẫn tiếp tục tranh cãi xung quanh các tài khoản ngân hàng đáng ngờ nói trên, khiến lòng tin công chúng đối với lực lượng cảnh sát càng bị sứt mẻ. Cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất hồi tháng 10/2013 đối với 1.000 công dân thuộc đủ mọi thành phấn, lứa tuổi và nghề nghiệp tại 5 thành phố lớn ở Indonesia cũng xếp POLRI vào nhóm các tổ chức tham nhũng nhất.

Niềm tin của công chúng vào lực lượng cảnh sát quốc gia đã giảm mạnh hơn nữa sau vụ bắt giữ một sỹ quan cảnh sát trung cấp tại Papua mới đây, người đã lợi dụng quyền hạn tích lũy được số của cải hối lộ, bao gồm cả tiền mặt, trị giá tới 1.000 tỷ rupiah (khoảng 1.750 tỷ đồng) từ các hoạt động liên quan đến khai thác gỗ và buôn bán nhiên liệu bất hợp pháp trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012.


Việt Tú

 
123 quốc gia có 'vấn đề nghiêm trọng' về tham nhũng
123 quốc gia có 'vấn đề nghiêm trọng' về tham nhũng

Những nước có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất là Afghanistan, Somalia, Iraq, Nam Sudan, Sudan, Libya... Trong khi Đan Mạch, New Zealand và Phần Lan được coi là "gần như trong sạch".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN