IEA đề xuất áp mức giá trần với dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ Nga

Với mục đích ngăn chặn Nga hưởng lợi từ giá dầu hiện ở mức cao, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang cân nhắc đưa ra mức giá trần đối với giá dầu của nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới này. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mức giá trần này cần áp dụng cả với dầu thô và các sản phẩm tinh chế.

Chú thích ảnh
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN

Trả lời báo giới bên lề Diễn đàn Năng lượng Sydney ngày 12/7, Tổng Giám đốc IEA Fatih Birol bày tỏ hy vọng đề xuất này sẽ giảm thiểu những tác động đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt những nước nhập khẩu sản phẩm tinh chế của Nga. Tuy nhiên, ông không cho biết mức trần bao nhiêu là hợp lý.  

Giá của các sản phẩm tinh chế như xăng và dầu diesel đã tăng vọt hơn cả dầu thô sau khi mất đi nguồn cung dầu từ Nga. Ý tưởng của G7 là gắn các dịch vụ tài chính, bảo hiểm vận chuyển dầu với một mức trần giá. Một công ty vận tải hoặc một nhà nhập khẩu chỉ có thể có được cơ hội làm ăn nếu họ cam kết áp mức giá tối đa đối với giá dầu của Nga. 

Diễn đàn Năng lượng Sydney do IEA và Australia đồng chủ trì, có sự tham dự các đại diện của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Nội dung các cuộc thảo luận tập trung vào vấn đề chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng sạch và an ninh năng lượng.

Lan Phương (TTXVN)
Cảnh báo giá dầu toàn cầu có thể tăng tới 40%
Cảnh báo giá dầu toàn cầu có thể tăng tới 40%

Ngày 12/7, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ nhận định giá dầu toàn cầu có thể tăng tới 40% lên mức 140 USD/thùng nếu không thực hiện kiềm chế giá dầu mỏ của Nga cùng với các biện pháp miễn trừ trừng phạt cho phép bàn giao những lô dầu có giá dưới mức trần đề ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN