Việc Nga chuyển hướng sang phương Đông trong lịch sử gắn liền với tên tuổi của Quận vương Alexander Nevsky, người đã chỉ thị "tìm kiếm bạn bè ở phương Đông, tăng cường phòng thủ ở phương Tây". Năm nay Nga sẽ tổ chức kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Quân vương Alexander.
Sa Hoàng Alexander III, đã khởi động nền chính trị châu Á của Nga. Để thực hiện ý nguyện của cha mình, người thừa kế ngai vàng Nikolai đã thực hiện hành trình đến châu Á - châu lục có phần lớn lãnh thổ của LB Nga và là nơi định hướng sự phát triển lịch sử của nước Nga. Kể từ thời Piotr Đại đế, việc những người thừa kế ngai vàng Nga đi thăm các nước châu Âu đã trở thành truyền thống. Tuy nhiên, Hoàng thái tử Nikolai là người đầu tiên thay đổi quy tắc này và hướng con đường của mình đến châu Á, qua đó làm sống lại các truyền thống của Quận vương Alexander. Trong chuyến viễn du này, ngày 28/3/1891, đoàn tàu của Hoàng thái tử Nikolai đã đến cửa sông Đồng Nai, sau đó cập bến cảng Sài Gòn. Như vậy, Hoàng thái tử Nikokai trở thành chính khách Nga đầu tiên đến thăm Việt Nam.
Cuộc hội thảo nói trên đã nhận được lời chào mừng của Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Vladimir Kasatonov; Đại sứ Nga tại Indonesia Lyudmila Vorobieva; Đại sứ Nga tại Thái Lan Evgheny Tomikhin và Đại sứ Indonesia tại Nga Jose Antonio Morato Tavares. Trong số các diễn giả tại hội thảo có Tổng Lãnh sự Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh Alexei Popov và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt Piotr Tsvetov.
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Bộ tư lệnh Hải quân Nga, các cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Nga ở nước ngoài, các cơ quan ngoại giao các nước tại Nga, các nhân vật xã hội, đại diện các viện nghiên cứu và bảo tàng, cán bộ giảng dạy của các cơ sở giáo dục, sinh viên trường Đại học tổng hợp Sư phạm quốc gia Nga mang tên A.I. Herzen.