Sáng kiến RCEP do ASEAN dẫn đầu nhằm tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, xét về tổng GDP và quy mô thị trường. Tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên RCEP chiếm gần 1/3 GDP toàn cầu, trong đó số lượng người đạt gần 1/3 dân số thế giới.
RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và các nước Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand.
Sau 8 năm đàm phán, 15 quốc gia thành viên đã thực hiện ký kết Hiệp định RCEP vào tháng 11/2020. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Việc RCEP có hiệu lực đối với tất cả các quốc gia ký kết là minh chứng rõ ràng về sự ủng hộ thị trường khu vực rộng mở, tự do, công bằng, bao trùm và tuân thủ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ.
Thông qua RCEP, các doanh nghiệp trong khu vực - đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - không chỉ được hưởng nhiều quyền lợi từ cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên, mà còn từ các quy tắc xuất xứ tự do. Qua đó, hiệp định sẽ mang lại nhiều lựa chọn hơn, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra, RCEP cũng lồng ghép các quy tắc và nguyên tắc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực, giúp giảm chi phí giao dịch, góp phần tạo ra các chuỗi cung ứng mạnh mẽ và linh hoạt hơn.