Hầu hết các vùng nước mặt của EU đều nhiễm hóa chất

Ngày 4/2, Ủy ban châu Âu (EC) công bố báo cáo cho biết hầu hết các vùng nước mặt của Liên minh châu Âu (EU) đều bị nhiễm hóa chất.

Chú thích ảnh
Ven bờ sông Seine (Paris, Pháp) có rất nhiều tảo hoặc rêu xanh. Ảnh minh họa: Hoàng Linh/TTXVN

Theo báo cáo, chỉ 39,5% các vùng nước bề mặt của EU như hồ, sông và vùng nước ven biển có tình trạng sinh thái tốt tính đến năm 2021. Chỉ 26,8% vùng nước mặt có các chỉ số hóa học tốt, giảm so với mức 33,5% ghi nhận năm 2015.

Báo cáo ghi nhận tín hiệu cải thiện từng phần, đơn cử như ở các loài thực vật thủy sinh trong hồ, nhưng điều này không thể cứu vãn được tổng thể tình trạng ô nhiễm hóa chất tại các vùng nước bề mặt. Trong khi đó, tình hình tốt hơn ở các vùng nước ngầm của EU, 86% trong số này có chỉ số hóa học tốt dù nitrat từ hoạt động nông nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước ngầm ở hầu hết các quốc gia thành viên của khối. 

EC thẳng thắn nhìn nhận cần có các biện pháp cấp tiến hơn để giải quyết tình trạng ô nhiễm nitrat, nhưng khối này thừa nhận rằng những biện pháp này "có thể khó áp dụng về mặt chính trị".

Giới phân tích cũng nhận định việc giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước là một thách thức lớn, một phần vì liên quan đến việc giải quyết tác động đáng kể của hoạt động nông nghiệp đối với nguồn cung cấp nước, thông qua việc tưới tiêu và ô nhiễm như nitrat từ phân bón bị rửa trôi khỏi các cánh đồng. Thực tế cho thấy trong năm ngoái, nông dân trên khắp châu Âu đã tổ chức biểu tình trong nhiều tháng nhằm phản đối các quy định của EU khiến EC phải nới lỏng một số biện pháp bảo vệ môi trường.

Năm nay, EU đang nỗ lực soạn thảo các kế hoạch để giải quyết tình trạng thiếu nước và hạn hán đang trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, đồng thời giải quyết áp lực lớn đối với nguồn cung cấp nước từ hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm và đô thị hóa tràn lan. Vào tháng trước, trả lời phỏng vấn báo giới, Ủy viên phụ trách Môi trường EU, bà Jessika Roswall nhấn mạnh chất lượng nước ở EU đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Trong thời gian dài, con người coi nước là điều hiển nhiên, nhưng bà cho rằng đã đến lúc phải thay đổi tư duy này.

Minh Tâm (TTXVN)
Thái Lan: Ô nhiễm không khí có thể gây thiệt hại tới gần 90 triệu USD cho Thủ đô Bangkok
Thái Lan: Ô nhiễm không khí có thể gây thiệt hại tới gần 90 triệu USD cho Thủ đô Bangkok

Trung tâm nghiên cứu Kasikorn (KRC) của Thái Lan đánh giá thiệt hại kinh tế do tình trạng ô nhiễm không khí, với mật độ bụi mịn PM2.5 vượt quá mức trung bình 100µg/m³ trong và xung quanh Thủ đô Bangkok trong khoảng thời gian một tháng, ước tính có thể lên tới 3 tỷ baht (tương đương 89,4 triệu USD).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN