Hồi tháng 10, EC đã bác bỏ kế hoạch hoạch ngân sách năm 2019 của Italy do cho rằng kế hoạch này rõ ràng là vi phạm các quy định tài chính của Liên minh châu Âu (EU). Italy hồi tuần trước đã sửa đổi kế hoạch ngân sách 2019 với việc điều chỉnh giảm mục tiêu thâm hụt từ mức 2,4% xuống còn 2,04%, mở đường cho các cuộc thương lượng với EC trong vấn đề này.
Trước đó, hôm 17/12, đảng Liên đoàn cho biết chính phủ liên minh ở Italy đã đạt được nhất trí về "số liệu và nội dung" của dự toán ngân sách sẽ được trình lên EC trong nỗ lực tránh bị EU trừng phạt vì thâm hụt vượt quá mức trần cho phép trong năm tới.
Hồi tháng 10, EC đã bác bỏ đề xuất ngân sách chi tiêu quá lớn của Chính phủ liên minh tại Italy cho tài khóa 2019, khẳng định dự thảo này vi phạm kỷ luật tài chính của EU và có khả năng làm tăng khoản nợ công rất cao của nước này.
Chính phủ Italy đã nộp bản kế hoạch sửa đổi vào tuần trước, trong đó đưa ra mức thâm hụt thấp hơn. Tuy nhiên, một thỏa thuận cuối cùng với EU vẫn chưa đạt được, do đó chính phủ liên minh ở Italy đã phải họp gấp trong ngày 16/12 để thống nhất những chi tiết có thể nhượng bộ.
Vấn đề ngân sách đã trở thành chủ đề gây căng thẳng giữa EU và chính phủ theo chủ nghĩa dân túy ở Italy từ hồi cuối tháng 9 vừa qua. EU kêu gọi các quốc gia trong khối siết chặt chi tiêu công để giảm thâm hụt ngân sách.
Về phần mình, Italy đã nhiều lần kêu gọi EU linh hoạt hơn đối với kế hoạch ngân sách do nước này phải chi nhiều tiền để khắc phục hậu quả đợt thiên tai mới đây, cũng như vụ sập cầu tại Genoa hồi tháng 8 vừa qua. Thâm hụt ngân sách năm 2019, theo dự thảo ngân sách mà Italy đề xuất trước đó, lên tới 2,4% GDP, tức là cao gấp ba lần mục tiêu của chính phủ cánh tả tiền nhiệm (0,8% GDP).
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cảnh báo thậm chí việc giảm thâm hụt công xuống mức 2,2% GDP vẫn sẽ chưa đủ để Italy tránh khỏi các trừng phạt của EU. Nếu hai bên không đạt thỏa thuận, Italy sẽ phải chịu "án phạt" lên tới 0,2% GDP.