Vốn bị ngộ nhận là một giống thuộc loài sên đỏ tam giác sống phổ biến sống dọc theo bờ biển phía đông của Australia, giờ đây, sau nhiều năm sống trong cảnh "hàm oan", loài sên hồng trần đã được các nhà khoa học xác định là một đại diện riêng.Sên hồng trần ở núi Kaputar. |
Michael Murphy, người quản lý ở công viên quốc gia của Australia, nói: “Những nghiên cứu hình thái học và gen di truyền về loại sên này đã chỉ ra loài sên ở Kaputar là một loài đặc trưng đặc hữu ở vùng núi Kaputar và là đại diện duy nhất của họ này ở nội địa Australia”.
Bởi vì loài sên hồng trần sống trên lá của cây bạch đàn đỏ, Murphy nghi ngờ màu của chúng có thể là một sự ngụy trang, giúp chúng lẩn khuất vào môi trường sống. Tuy nhiên, Murphy cũng cho rằng “phần lớn thời gian chúng sống trên thân cây nơi không hề gần với những chiếc lá rụng nên cũng có khẳ năng màu sắc này là kết quả của quá trình tiến hóa.” Ông nói đùa: “Tôi cho rằng nếu bạn bị tách biệt trên đỉnh một ngọn núi xa xôi thì nhiều khả năng là bạn có thể trở thành bất cứ màu gì mà bạn muốn”.
Mặc dù chỉ là một loài sên trần nhó bé song theo Murphy, sên hồng trần đóng một vị trí quan trọng trong hệ sinh thái nơi đây. Chính phủ Australia đã có động thái bảo vệ loài sên hồng trần này cũng như các loài đặc trưng khắc bằng cách xác định rõ vùng núi sinh sống của chúng ở New South Wales là một “khu vực sinh thái gặp nguy hiểm”.
Lược sử về địa bàn sinh sống của loài sên hồng trần
Hàng chục triệu năm trước, Australia là một phần của lục địa lớn hơn ở phía nam được biết đến với cái tên Gondwana, bao gồm Australia, Papua New Guinea, Ấn Độ và một vài phần của châu Phi và Nam Mỹ.
Một đợt phun trào núi lửa xảy ra vào 17 triệu năm trước ở núi Kaputar đã giữ cho một khu vực có diện tích khoảng 10 km vuông ẩm ướt thậm chí ngay cả khi hầu hết Australia trở nên khô hạn.
Sự thay đổi về môi trường này đã cô lập các loại thực vật và động vật ở núi Kaputar với xóm giềng của chúng trong hàng triệu năm, biến nơi đây thành thiên đường cho những loài như sên hồng trần. |
A.M
(Theo N.G)