Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 11/1, công suất đập nước dự kiến sẽ giảm từ 6.000 tỷ m3 còn 4.655 m3 vào năm 2050,và thế giới cần có hành động ngay lập tức để ngăn chặn điều này.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gián đoạn dòng nước tự nhiên khiến bùn tích tụ ở các hồ chứa, có thể gây hư hại các tua-bin thủy điện và làm gián đoạn phát điện. Trong khi đó, trầm tích cản trở dòng chảy của một con sông có thể làm cho các khu vực thượng nguồn dễ bị lũ lụt và làm xói mòn môi trường sống ở hạ nguồn.
Nghiên cứu của LHQ đã xem xét dữ liệu từ hơn 47.000 con đập ở 150 quốc gia. Nghiên cứu cho thấy 16% công suất ban đầu của số đập trữ nước này đã mất đi. Riêng Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ công suất lưu trữ nước sụt giảm nhiều nhất thế giới vào năm 2050 - với mức giảm 34%, tiếp sau là Brazil ước tính mất 23%, Ấn Độ 26% và Trung Quốc 20%.