EU tăng sức ép trong giải quyết tình hình di cư

Các lãnh đạo EU đã đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với một số nước trong đối phó với tình hình khủng hoảng người di cư. Áo cần xem xét lại kế hoạch hạn chế tiếp nhận người tị nạn do có thể vi phạm luật của EU, còn Thổ Nhĩ Kỳ phải nỗ lực hơn nữa để giảm dòng người di cư quá cảnh nước này vào châu Âu theo thỏa thuận cuối năm ngoái.

Chuyển thi thể các nạn nhân thiệt mạng trong vụ lật thuyền tại khu vực Altinoluk, Balikesir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 18/2, trong ngày họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), các lãnh đạo EU đã đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với một số nước trong đối phó với tình hình khủng hoảng người di cư. Áo cần xem xét lại kế hoạch hạn chế tiếp nhận người tị nạn do có thể vi phạm luật của EU, còn Thổ Nhĩ Kỳ phải nỗ lực hơn nữa để giảm dòng người di cư quá cảnh nước này vào châu Âu theo thỏa thuận cuối năm ngoái.

Trong thư gửi Bộ trưởng Nội vụ Áo, Ủy viên EU về vấn đề di cư Dimitris Avramopoulos nêu rõ, quyết định hạn chế tiếp nhận tối đa 80 người di cư một ngày của Vienna rõ ràng không phù hợp với luật của EU và quốc tế mà Áo là thành viên. Ông Avramopoulos dẫn Công ước châu Âu về quyền con người, Công ước Geneva và Hiến chương EU về các quyền cơ bản và chỉ ra rằng Áo có trách nhiệm nhận tất cả các đơn xin tị nạn trong lãnh thổ và tại biên giới nước mình. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cũng chỉ trích quyết định của Áo và cho rằng nó không phù hợp với luật EU.

Kể từ ngày 19/2, Chính phủ Áo chỉ tiếp nhận tối đa 80 đơn xin tị nạn/ngày. Ngoài ra, mỗi ngày sẽ chỉ có tối đa 3.200 người tị nạn được phép qua Áo để "tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế" ở một nước láng giềng. Quyết định này có nguy cơ dẫn tới tình trạng dồn ứ người tị nạn bên phía Slovenia và gây sức ép căng thẳng cho khu vực biên giới.

Cũng tại Brussels, EU đã tăng sức ép lên Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hàng ngày hàng nghìn người di cư vẫn vượt biển Aegea từ bờ biển nước này tìm đường vào sâu trong châu Âu. Dự thảo kết luận của Hội nghị kêu gọi Ankara phải "thực hiện đầy đủ và nhanh chóng" kế hoạch đã thống nhất với EU vào năm 2015, sao cho "có thể ghi nhận số người vào EU trái phép từ phía Thổ Nhĩ Kỳ giảm xuống thực sự và bền vững".

Ngoài ra, các nước Trung Âu cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy siết chặt kiểm soát biên giới khu vực đi lại tự do Schengen cho đến khi Ankara giảm được số nhập cảnh trái phép này xuống 1.500 - 2.000 người mỗi ngày.

Theo kế hoạch hành động được thông qua trước đó, EU sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỷ euro nhằm chi phí cho người di cư trên lãnh thổ đất nước này và phá vỡ các đường dây buôn người, hợp tác với EU trong công tác hồi hương người di cư không đủ điều kiện tị nạn.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được đẩy nhanh quá trình gia nhập EU dù mới chỉ hoàn tất được 1 trong 35 điều khoản gia nhập. Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, EU sẽ triệu tập hội nghị đặc biệt với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 3 tới để thúc đẩy giải quyết vấn đề người di cư.

TTXVN/Tin Tức
Bức ảnh về người tị nạn giành giải World Press Photo 2016
Bức ảnh về người tị nạn giành giải World Press Photo 2016

Bức ảnh đen trắng, chụp một người tị nạn đang cố chuyền đứa con mình qua hàng rào dây thép gai đã giành giải thưởng danh giá World Press Photo 2016.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN