EU nhất trí cấm sản phẩm liên quan đến lao động cưỡng bức

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) ngày 5/3 đã đạt thỏa thuận tạm thời về cấm nhập khẩu các sản phẩm do lao động cưỡng bức sản xuất vào thị trường chung châu Âu.

Thỏa thuận làm rõ các trách nhiệm của Ủy ban châu Âu (EC) và các quốc gia thành viên EU trong việc xác định các công ty sử dụng lao động cưỡng bức và cấm sản phẩm của những doanh nghiệp này.

Bộ trưởng Kinh tế và Lao động Bỉ, ông Pierre-Yves cho biết mục đích của thỏa thuận là chấm dứt mô hình kinh doanh này. Ông nhấn mạnh : "Với quy định này, chúng tôi muốn đảm bảo không có chỗ cho sản phẩm của họ trên thị trường chung, bất kể là được sản xuất tại châu Âu hay ở bên ngoài". Bỉ hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU.

Lệnh cấm này sẽ được áp dụng đối với hàng hóa sản xuất bên ngoài EU do lao động cưỡng bức làm ra, các sản phẩm được sản xuất bên trong EU những có linh kiện do lao động cưỡng bức làm ra ở bên ngoài khối.

Thỏa thuận tạm thời này vẫn cần được EP và Hội đồng EU chính thức thông qua để có hiệu lực.

Thúc Anh (TTXVN)
Hàn Quốc: Gia đình 1 nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến nhận bồi thường
Hàn Quốc: Gia đình 1 nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến nhận bồi thường

Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 20/2, gia đình một nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động thời chiến đã nhận khoản bồi thường từ tập đoàn Hitachi Zosen của Nhật Bản theo một phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc, đánh dấu trường hợp đầu tiên một nạn nhân nhận khoản bồi thường như vậy. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN