Theo chức châu Âu, các ngân hàng thường không tuân thủ quy định về chống rửa tiền trong khi nhiều cơ quan quản lý tại các nước EU không giải quyết triệt để tình trạng này và chưa khắc phục những lỗ hổng trong quy định hiện hành. EC cho rằng những khiếm khuyết này đã cho thấy những vấn đề mang tính cấu trúc của các quy định về chống rửa tiền.
Các nhà lãnh đạo EU cho rằng các nước thành viên nên cân nhắc về việc trao quyền nhiều hơn cho EU nhằm cải thiện hoạt động giám sát hành vi vi phạm tài chính tại các ngân hàng. Trước đó, đề xuất thiết lập một cơ quan giám sát EU về hành vi rửa tiền đã bị nhiều nước thành viên từ chối do quan ngại ý tưởng này ảnh hưởng đến thẩm quyền của các quốc gia EU. Trong một báo cáo riêng rẽ, EC cũng đã bổ sung bóng đá chuyên nghiệp, cửa khẩu ra vào tự do vào danh sách những lĩnh vực có nguy cơ cao về rửa tiền.
Cùng ngày, EC cũng công bố kết quả bản rà roát, trong đó đưa ra đánh giá đối với 10 vụ rửa tiền bị phanh phui tại các ngân hàng từ năm 2012-2018. Trong đó, phải kể đến vụ bê bối rửa tiền hàng trăm tỷ euro tại ngân hàng Danske Bank, ngân hàng lớn nhất Đan Mạch. Ngân hàng này đã thừa nhận hỗ trợ thực hiện các giao dịch thuộc diện đáng nghi với tổng giá trị 225 tỷ USD tại chi nhánh của Danske Bank ở Estonia từ năm 2007 đến năm 2015. Bản rà soát của EU cũng bao gồm các tổ chức cho vay bị dừng hoạt động do cáo buộc rửa tiền như ngân hàng ABLV của Latvia, ngân hàng Pilatus Bank của Malta, hay ngân hàng FBME Bank của Cyprus.
Theo ước tính Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol), dòng tiền bẩn được lưu hành trong khối EU có thể có giá trị lên tới 222,7 tỷ USD mỗi năm.