Em gái Syria cắt nghĩa khủng hoảng di cư khiến phương Tây “nín lặng”

Ngày 10/9, trên Youtube và các trang mạng xã hội xuất hiện clip về bài “thuyết trình” của một bé gái người Syria về chủ đề “Khủng hoảng di cư – những điều truyền thông đang che giấu”.


Bài hùng biện dài hơn 13 phút nhanh chóng được chia sẻ nhiều, với những đánh giá cho rằng nó hay, chính xác và sâu sắc hơn bất kể những phát biểu nào của Tổng thống Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron, truyền thông châu Âu từng đưa ra.

"Em gái Syria" đã có cách lý giải độc đáo, sâu sắc về khủng hoảng di cư hiện nay. Ảnh cắt từ màn hình Youtube


Ở phần đầu bài “hùng biện”, “em gái Syria” đề cập đến câu chuyện gây chấn động châu Âu, đó  là hình ảnh về bé trai 3 tuổi Aylan Kurdi người Syria nằm úp mặt yên nghỉ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng, cuộc chiến gần 4 năm qua tại Syria đã đưa tới quá nhiều những cái chết bi thương như vậy đối với trẻ em nước này trên hành trình chạy nạn. Chỉ có điều, lần này hình ảnh đã được truyền thông khai thác một cách có dụng ý: Đổ tội cho chính quyền Syria nói chung và cá nhân Tổng thống Bashar al-Assad nói riêng là nguồn cơn gây ra khủng hoảng, từ đó thuyết phục dư luận về sự cần thiết phải tiến hành can thiệp quân sự vào Syria nhằm hạ bệ ông Assad. Ngay sau khi bức hình được đăng tải, tờ The Sun có lượng xuất bản lớn nhất tại Anh thậm chí còn giật ngay dòng tít lớn trên trang nhất: "Hãy ném bom Syria!", xem đây là cách đòi lại công lý.

Tiếp đến, “em gái Syria” mổ xẻ bản chất làn sóng di cư hiện nay với những “phát hiện” mà báo chí phương Tây bỏ qua, hoặc rất ít khi đề cập tới. Theo đó, dường như truyền thông đang khiến dư luận hiểu lầm rằng khủng hoảng di cư hiện nay chính là khủng hoảng Syria; cứ nói đến người di cư là chỉ gói gọn trong giới hạn người Syria tị nạn. Trong khi trên thực tế dòng người này rất đa dạng: họ có thể là những người di cư lao động muốn tìm kiếm việc làm, người chạy nạn đến từ những quốc gia khác như Afghanistan, Somalia, Lybia - đều là những điểm nóng do can thiệp của phương Tây. Tại những chốt biên giới làm thủ tục nhập cảnh, tiếp nhận người di cư ở châu Âu, nhiều người dân Bắc Phi, Trung Đông, kể cả châu Á khi nhập cảnh đều khai là “công dân Syria”, vì chính phủ nhiều nước có vẻ như chỉ “chào đón” dòng người đến từ quốc gia bị nội chiến tàn phá này.

Truyền thông phương Tây khiến dư luận hiểu rằng khủng hoảng di cư là khủng hoảng Syria. Ảnh: AFP/TTXVN


Tại sao lại đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Assad? Cô bé đặt ngược câu hỏi và tự trả lời: 4 năm trước đây, Syria là quốc gia yên bình, thịnh vượng. Syria lúc đó thậm chí còn dang rộng vòng tay cưu mang hơn 2 triệu người Iraq tị nạn. Vậy mà giờ đây người dân nước này đang lại ở trong tình cảnh đối nghịch, với một nửa dân số phải chạy nạn, trong đó có 2 triệu người di cư, tị nạn ở nước ngoài, 7 triệu người ly tán bên trong nội địa. Mọi việc thay đổi kể từ khi Mỹ và các đồng minh NATO bắt đầu can thiệp vào Syria thời điểm năm 2011, thông qua việc hỗ trợ phiến quân đối lập, gây ra tình cảnh nội chiến. Đi xa hơn, “bé gái” Syria cho rằng cái gọi là liên minh chống khủng bố IS do Mỹ đứng đầu thực chất là một sự lừa gạt. Liên minh không có ý định tiêu diệt IS; thay vì hợp tác với Damascus, lực lượng này lại tấn công, ngăn cản quân đội Syria thực thi nhiệm vụ tấn công các phần tử khủng bố.

Đề cập đến lối thoát cho khủng hoảng, “em gái Syria” nhìn nhận những tiếng hô, những khẩu hiệu “chào đón người Syria” xuất hiện tại Đức hay đâu đó là không đủ. Ngăn cản hay tiếp nhận người di cư không thể giải quyết triệt để cuộc đại di dân này, vì dòng người sẽ còn tăng. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ phải tìm ra cách thức chấm dứt xung đột, bất ổn tại các quốc gia “gốc”. Người dân Syria không hề mong đợi cuộc sống tha hương, trong tình cảnh “công dân không quốc tịch”, họ muốn về nhà. Để làm được điều đó, “em gái Syria” cho rằng cần thực thi các giải pháp sau: 1/ Chấm dứt xung đột: Các nước trong khu vực như Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia… phải thôi cung cấp tài chính cho các phần tử Hồi giáo đối lập ở Syria, từ bỏ chính sách bài Syria, coi Syria là phần đối nghịch với thế giới Arab; Mỹ dừng hậu thuẫn chính trị, thôi cung cấp vũ khí cho phe “Hồi giáo ôn hòa” chống chính quyền; các nước khác không gửi quân, vũ khí can dự vào khủng hoảng Syria, dù là dưới danh nghĩa tiêu diệt khủng bố IS; 2/ Cần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt vô lý nhằm vào Syria, vì cấm vận ngăn không cho người Syria ở nước ngoài gửi tiền trợ giúp người thân trong nước, cản trở dân thường tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ở mức tiêu chuẩn, khiến nhiều người phải chịu cái chết oan ức; 3/ Thực thi chương trình tái thiết Syria, trọng tâm là các chương trình cứu trợ quốc tế, dưới sự điều phối của các tổ chức nhân đạo thuộc Liên hợp quốc.

Người dân Syria từng có cuộc sống tốt đẹp, Syria từng là cái nôi văn minh của nhân loại, nhiều nhân vật lừng danh của thế giới, trong đó có người sáng chế ra iPhone (Steve Jobs) cũng từng là người Syria tị nạn. Người Syria muốn về nhà, đừng lợi dụng khủng hoảng để trút bom lên Syria – đó là những thông điệp mà “em gái Syria” muốn truyền tải.

Hoài Thanh (Theo Inforwar)
Khi người di cư đua nhau tự nhận là công dân Syria
Khi người di cư đua nhau tự nhận là công dân Syria

Chiếc chứng minh thư Pakistan lẩn khuất trong bụi cây, một chiếc khác của Bangladesh nằm chỏng chơ trên ruộng, một bằng lái xe sờn rách với hình ảnh người đàn ông để bộ râu kiểu Iraq, chiếc khác lại là bức hình cô gái vận khăn trùm đầu với nụ cười bẽn lẽn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN