Dự án cáp viễn thông dưới lòng Thái Bình Dương có nguy cơ 'chìm'

Dự án quy mô của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu thiết lập đường dây cáp viễn thông tại Thái Bình Dương đã gặp chướng ngại để hiện thực hóa khi Mỹ cảnh báo việc góp mặt của một công ty Trung Quốc đem đến rủi ro an ninh.

Chú thích ảnh
Phi cơ chở cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo qua Micronesia. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc Huawei Marine Networks (HMN) đã tham gia đấu thầu dự án với mức giá đề xuất là 72,6 triệu USD, thấp hơn 20% so với ASN thuộc Nokia (Phần Lan) và NEC (Nhật Bản). Công ty mẹ của HMN hiện nay là Hengtong có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc).

Hệ thống cáp Đông Micronesia được thiết kế để cải thiện viễn thông tại các đảo quốc Nauru, Kiribati và Micronesia. Trong khuôn khổ dự án này là hệ thống cơ sở hạ tầng dưới nước với năng lực dữ liệu lớn hơn cả vệ tinh.

Dự án này còn có nội dung kết nối với tuyến cáp nhạy cảm dẫn đến đảo Guam, vùng lãnh thổ Mỹ có căn cứ quân sự quan trọng.

Các nguồn thạo tin của Reuters cho biết dự án rơi vào bế tắc bởi lo ngại an ninh giữa các quốc đảo về việc đấu thầu của HMN. Ba quốc đảo liên quan đến dự án đều tham gia vào hội đồng đánh giá đấu thầu. Ngân hàng Thế giới cho biết đang hợp tác với những chính phủ liên quan để phác thảo các bước đi tiếp theo.

Trong tiến trình đấu thầu năm 2020, Mỹ bày tỏ lo ngại trong công hàm ngoại giao gửi đến Micronesia. Công hàm nêu rõ các công ty Trung Quốc mang rủi ro an ninh bởi phải hợp tác với cơ quan tình báo và an ninh chính phủ.

Bộ Thương mại Mỹ đã xếp HMN vào danh sách đen theo đó các doanh nghiệp Mỹ sẽ không bán sản phẩm hoặc công nghệ cho công ty này. Bộ Thương mại Mỹ chưa phản hồi về câu hỏi của Reuters liên quan đến việc HMN đổi chủ sở hữu có tác động đến danh sách hay không.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chia sẻ với Reuters: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các công ty Trung Quốc luôn duy trì dữ liệu an ninh mạng tốt. Chính phủ Trung Quốc cũng luôn khuyến khích các công ty tham gia vào hợp tác và đầu tư nước ngoài dựa trên các nguyên tắc thị trường, quy định quốc tế và pháp luật nước sở tại”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Vì sao Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh chính sách vaccine COVID-19
Vì sao Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh chính sách vaccine COVID-19

Sau nhiều bất cập khiến vaccine phòng COVID-19 không được phân phối cân bằng, Chính phủ Ấn Độ đã "chữa cháy" bằng việc điều chỉnh lại chính sách.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN