Đến thăm ngôi làng Myanmar mưu sinh bằng cẩm thạch

Những hạt bụi mịn màu trắng bủa vây ngôi làng ở miền bắc Myanmar cũng phủ lên nhà điêu khắc Chin Win khi anh dựa vào bức tượng Phật được hoàn thành một nửa.

Chú thích ảnh
Một công xưởng tạc tượng tại Sagyin. Ảnh: Reuters

Chin Win nói: “Chúng tôi thật sự may mắn khi được tạc tượng Phật”. Làng của Chin Win có tên Sagyin – nghĩa là cẩm thạch trong tiếng Myanmar. Ngôi làng được bao quanh bởi 7 ngọn đồi trắng.

Qua nhiều thế hệ, nghệ sĩ tại làng Sagyin đã khai thác cẩm thạch để mưu sinh. Những bức tượng Phật thường được bán ở thành phố Mandalay gần đó hoặc xuất khẩu đến Trung Quốc, Thái Lan.

Nhiều trong số hàng nghìn người dân làng Sagyin sống thoải mái nhờ mỏ cẩm thạch. Họ khai thác cẩm thạch dưới ngọn đồi, tạc thành tượng rồi bán và xuất khẩu thành phẩm.

Cẩm thạch Myanmar có màu trắng đến màu xám, thường được giá cao bởi kết cấu rắn chắc. Một phiến cẩm thạch 45 tấn có thể bán được giá 40.000 USD. Tại Sagyin, bụi cẩm thạch có thể được dùng để đánh răng, giặt quần áo. Chin Win nói: “Chúng tôi trưởng thành bằng việc hít bụi cẩm thạch. Chúng tôi sử dụng bụi cẩm thạch để làm kem đánh răng, son môi, xà phòng”.

Chin Win đã tạc tượng từ năm 11 tuổi. Đá cẩm thạch thường được chạm trổ bằng tay nhưng nay đã có máy móc thay thế.

Chú thích ảnh
Trẻ em chơi với cẩm thạch tại một công xưởng. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Tượng phật được tạc bên đường ở làng Sagyin. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Mya Lay và đồng nghiệp chụp ảnh tại nơi làm việc. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Bụi cẩm thạch bám trên mặt một công nhân. Ảnh: Reuters

Mya Lay (25 tuổi) chia sẻ: “Tôi sinh ra tại làng Sagyin và trong nhiều thế hệ đây là việc chúng tôi đã làm: đàn ông chạm khắc cẩm thạch trong khi phụ nữ làm việc ở mỏ hoặc đánh bóng tượng”. Nhiều năm qua, cô thường đi bộ đến mỏ từ sáng sớm và làm việc vận chuyển phiến đá cẩm thạch trên đầu cho đến tối muộn. Mya Lay nhận được thù lao 3,5 USD/ngày.

Nhưng Mya Lay nói: “Nếu có thể, tôi sẽ rời ngôi làng và tìm một công việc trong thành phố”. Mya Lay chia sẻ rằng cô muốn con gái mình có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chú thích ảnh
Công nhân khai thác cẩm thạch thường không đeo khẩu trang và đồ bảo hộ. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Tượng trong quá trình tạo tác ban đầu và thành phẩm (ảnh phải). Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Một bức tượng phật khổng lồ chưa hoàn thiện tại làng Sagyin. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Cẩm thạch tại một công cưởng. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Một người thợ tạo tác cẩm thạch tại xưởng. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Phụ nữ làm công việc đánh bóng tượng Phật. Ảnh: Reuters

Nhiều người lo lắng rằng những đám mây bụi ngập tràn ngôi làng có thể khiến họ bị ốm. Việc hít phải bụi cẩm thạch được cho có liên quan đến căn bệnh bụi silic phổi.

Người lao động tại Sagyin ít khi đeo khẩu trang hoặc quần áo bảo hộ. Chủ một phân xưởng địa phương, ông Kyi Khaing cho biết hầu hết người dân quá nghèo để lo lắng về sức khỏe của họ.

Ông Kyi Khaing nói: “Tôi cho rằng bụi cẩm thạch không an toàn nhưng hầu hết người dân ở đây chị tập trung vào sinh tồn thay vì sức khỏe của họ”.

Một lo lắng khác là ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Việc đóng cửa biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar khiến việc xuất khẩu tượng không được như thường lệ. Ông Kyi Khaing nói: “Tôi không thể vận chuyển các bức tượng đến bất kỳ đâu. Người mua không còn đến đây nữa”.

Nhưng có một điều ông Kyi Khaing quả quyết: “Tôi tin rằng ngay cả đến khi mình chết đi thì vẫn còn đá cẩm thạch ở đây. Bất cứ nơi đâu bạn đào sẽ có đá cẩm thạch”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trên 160 người thiệt mạng trong vụ lở đất ở Myanmar
Trên 160 người thiệt mạng trong vụ lở đất ở Myanmar

Số người thiệt mạng trong vụ lở đất tại mỏ khai thác đá quý ở miền Bắc Myanmar ngày 2/7 đã lên tới 162 người, ngoài ra có 54 người khác bị thương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN