Đề nghị triển khai bổ sung THAAD, Tổng thống Hàn Quốc thay đổi quan điểm về Triều Tiên

Khi vừa nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là người phản đối kịch liệt quyết định lắp đặt hệ thống THAAD của Mỹ tại Seoul, theo như quyết định của người tiền nhiệm, và ông đã tuyên bố hoãn việc lắp đặt cho đến khi các vấn đề quan ngại về môi trường được giải quyết. Tuy nhiên, việc Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo đã buộc nhà lãnh đạo Hàn Quốc phải sớm thay đổi quan điểm trong vấn đề này.

Mỹ - Hàn tập trận chung ngay sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thông báo Tổng thống cũng đã đề nghị thảo luận với Mỹ về việc triển khai bổ sung Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tối 28/7.

Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận về “giải pháp quân sự”, ngay sau lần thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên được Lầu Năm Góc cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Theo kênh truyền hình RT, ngay sau khi Triều Tiên lại tiếp tục phóng một quả tên lửa vào hôm 28/7, Đại tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Đô đốc Harry Harris đã điện đàm với Tướng Lee Sun-jin – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc.

Theo một tuyên bố do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, “trong suốt cuộc điện đàm, Tướng Dunford và Đô đốc Harris bày tỏ cam kết vững chắc với liên minh Mỹ-Hàn. Ba nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các giải pháp quân sự."

Lực lượng quân sự Mỹ và Hàn Quốc cũng đã tiến hành “tập trận tên lửa đạn đạo chung” sáng 29/7 ngay sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Theo hãng thông tấn Reuters, một tuyên bố do quân đội Mỹ đưa ra thông báo các tên lửa của Mỹ-Hàn đã được phóng ra ở “vùng lãnh hải Hàn Quốc dọc Bờ Đông”. Cuộc tập trận tên lửa chung giữa Mỹ và Hàn Quốc có sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật (ATACMS) của Mỹ và tên lửa Hyunmoo Missile II của Hàn Quốc. Hàn Quốc còn yêu cầu Mỹ cung cấp thêm đơn vị phòng thủ tên lửa.

Trước đó Lầu Năm Góc xác nhận vào 11h40 tối ngày 28/7 (giờ địa phương), Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa từ trung tâm vũ khí Mupyong-ni thuộc tỉnh Jangang. Quả tên lửa này đã bay được 997 km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản. Quả tên lửa được cho là loại tên lửa Hwasong-14, hay còn có tên khác là KN-20. Cả Triều Tiên và Mỹ đều miêu tả quả tên lửa này thuộc loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), trong khi quân Nga cho rằng nó chỉ là tên lửa tầm trung.

“Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) nhận định tên lửa phóng từ Triều Tiên vẫn chưa gây ra bất kỳ mối đe dọa nào tới Bắc Mỹ”, người phát ngôn của Lầu Năm Góc Đội trưởng Jeff Davis cho biết.

Trong khi đó, quan chức Nhật Bản thông báo quả tên lửa đã bay được 45 phút và đạt được độ cao gần 3.000 km. Thủ tướng Nhật Bản trong một tuyên bố coi lần phóng thử tên lửa ICBM lần này của Triều Tiên rõ ràng là mối đe dọa nghiêm trọng và thực sự đối với an ninh quốc gia.

Trước lần thử tên lửa KN-20 vào ngày 4/7 vừa qua, tình báo Mỹ luôn tin rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ có năng lực phát triển tên lửa tầm xa ít nhất trong vòng 4 năm nữa. Tuy nhiên, hiện họ đã suy nghĩ lại và phán đoán rằng ICBM của Triều Tiên có khả năng đánh trúng Bờ Tây của Mỹ, chứ không chỉ là Alaska và Hawaii.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Triều Tiên khẳng định thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa
Triều Tiên khẳng định thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa

Ngày 29/7, Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) khẳng định thông tin về vụ phóng tên ửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của nước này. Tuyên bố của KCNA cho biết, vụ thử lần thứ 2 tên lửa ICBM Hwasong-14 đã thành công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN