Đàm phán Syria "đụng đá" khi các bên cứng rắn về số phận ông Assad

Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Staffan de Mistura ngày 20/3 tiếp tục gây sức ép lên phái đoàn chính phủ Syria về đề xuất chuyển tiếp chính trị, giữa lúc Damascus không chịu nhượng bộ về số phận Tổng thống Bashar al-Assad trong bất kì vòng đàm phán nào.

Bế tắc trong vấn đề then chốt “chính phủ chuyển tiếp” một lần nữa lại xuất hiện khi hòa đàm ở Geneva bước sang tuần thứ 2, với việc ông de Mistura nhấn mạnh sự cần thiết phải có được bước tiến trước khi vòng một đàm phán tạm dừng vào ngày 23/3. Phát biểu trước báo giới ở Geneva, đặc phái viên de Mistura cho biết ông đã yêu cầu trưởng đoàn đàm phán Syria Bashar al-Jaafari xác định rõ nội hàm của “chuyển tiếp chính trị”. 

Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura bước vào phòng họp báo ở Geneva hôm 20/3. Ảnh: Reuters

Thừa nhận các cuộc tiếp xúc không có nhiều tiến triển, ông de Mistura vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên đạt tới nhận thức nền tảng chung trước câu hỏi làm sao để thúc đẩy vòng đàm phán lần thứ hai, dự kiến khai màn vào tháng tới. Trước đó, đặc phái viên LHQ nhấn mạnh, nếu hòa đàm bế tắc, ông sẽ đẩy vấn đề này trở lại tay “những người có ảnh hưởng”, ngầm mặc định đó là Nga - đồng minh của Damascus và Mỹ, bên ủng hộ HNC.

Tương lai chính trị của ông Assad chính là trở ngại lớn nhất trong tiến trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đẫm máu kéo dài hơn 5 năm qua ở Syria. Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) đại diện cho phe đối lập tuyên bố, bất kì một thỏa thuận hòa bình nào cũng phải gắn kèm điều kiện ông Assad thoái vị. Đại diện HNC Yahya Kodmani cáo buộc Damascus “ngoan cố”, đồng thời hối thúc Moskva hành động để thúc đẩy hòa đàm. “Tôi hy vọng là Nga sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để tạo sức ép lên chính quyền Assad hướng tới mục đích đàm phán thực chất”, ông Kodmani nói.

Ông Jaafari ngày 20/3 tuyên bố “chuyển tiếp chính trị” và “tương lai của Tổng thống Assad là hai vấn đề tách bạch, vì nhà lãnh đạo Syria không không liên quan đến tiến trình đàm phán. Chủ để này vì thế cần phải loại ra ngoài các cuộc thảo luận. Trưởng đoàn đàm phán Syria khẳng định, Damascus cam kết theo đuổi đàm phán và phái đoàn do ông đứng đầu “đã nhận được những chỉ thị rõ ràng từ giới lãnh đạo về việc can dự thực chất trong các cuộc thảo luận”.

Nga hôm 20/3 cáo buộc Mỹ có ý trì hoãn thực thi thỏa thuận ngừng bắn, không cam kết theo đuổi cơ chế xử lý vi phạm. Phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Trung tướng Sergey Rudskoy cho biết, nếu Mỹ không phản hồi đề xuất về kiểm soát lệnh ngừng bắn, Nga sẽ đơn phương áp đặt các biện pháp vũ lực để trừng trị bên không tuân thủ. Trước đó, hồi cuối tháng 2, Moskva đã gửi cho phía Mỹ bản đề xuất cơ chế kiểm soát hiệu quả lệnh ngừng bắn ở Syria. Nga tiếp tục nêu đề nghị này trong đầu tháng 3 vừa qua, nhưng cho đến nay Mỹ vẫn chưa chưa sẵn sàng thảo luận đề xuất đó, tướng Rudskoy nói.

Trong khi đó, giao tranh quanh khu vực Palmyra vẫn diễn ra ác liệt, khi quân đội chính phủ được sự hỗ trợ của máy bay Nga dồn nỗ lực tái chiếm thành phố cổ này từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, 26 binh sĩ Syria thiệt mạng trong cuộc đụng độ gần Palmyra hôm 20/3. Đà tiến của các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad tại khu vực này có dấu hiệu “khựng lại” trong tháng qua. 

Hoài Thanh (Theo Dailystar, RT)
Nga tiếp tục các nỗ lực hòa giải tại Syria
Nga tiếp tục các nỗ lực hòa giải tại Syria

Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/3 cho biết trong ba ngày qua, đại diện Trung tâm Nga về hòa giải các bên tại Syria, lãnh đạo 6 chính đảng và phong trào tại Syria đã tổ chức 17 cuộc gặp chung nhằm mở rộng khu vực an ninh tại các tỉnh Homs, Hama và Aleppo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN