Đặc phái viên Mỹ phụ trách giải quyết khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh từ chức

Ngày 8/1, đặc phái viên Mỹ phụ trách việc giải quyết tranh mâu thuẫn giữa Qatar và nhóm nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu, ông Anthony Zinni, đã tuyên bố từ chức, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có chuyến công du Trung Đông.

Chú thích ảnh
Đặc phái viên Mỹ phụ trách việc giải quyết tranh mâu thuẫn giữa Qatar và nhóm nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu, ông Anthony Zinni vừa tuyên bố từ chức. Ảnh: thenational

Trả lời mạng tin CBS của Mỹ, Tướng về hưu Anthony Zinni nêu rõ lý do ông từ chức là vì "các nhà lãnh đạo khu vực không sẵn sàng nhất trí về một nỗ lực khả thi làm trung gian mà phía Mỹ đề xuất".

Theo CBS, ông Zinni cảm thấy không cần có sự tham gia của cá nhân ông trong Liên minh Chiến lược Trung Đông (MESA) kể từ khi các thành viên khác trong chính phủ của Tổng thống Trump can thiệp vào việc triển khai ý tưởng này.

Phát biểu tại thủ đô Amman của Jordan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đang tháp tùng Ngoại trưởng Pompeo thăm Trung Đông, xác nhận ông Zinni từ chức. Ông Palladino cho biết thêm: "Sứ mệnh của Tướng Zinni là giúp đưa ra khái niệm về MESA và khởi động đối thoại với các nhà lãnh đạo khu vực". MESA là một liên minh an ninh tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Zinnni được giao nhiệm vụ trình bày ý tưởng này với các nhà lãnh đạo khu vực.

Ông Zinni từng chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Trung Đông trước khi làm đặc phái viên Mỹ tại Israel và Palestine. Ông được cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bổ nhiệm đặc phái viên Mỹ phụ trách việc giải quyết tranh mâu thuẫn giữa Qatar và nhóm nước Arab hồi tháng 8/2017, hai tháng sau khi bất đồng nổ ra giữa Qatar và nhóm nước Arab.

Ông Zinni tuyên bố từ chức trong khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đang thực hiện chuyến công du 8 nước Arab gồm các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) - Saudi Arabia, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - cũng như Ai Cập và khả năng là Iraq với trọng tâm chính là duy trì liên minh khu vực đối phó với Iran.

Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Pompeo hy vọng chuyến thăm này cũng sẽ giúp củng cố GCC, vốn suy yếu do cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh, và sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khu vực tại Mỹ cuối năm nay.

Căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và các nước Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain bùng phát vào ngày 5/6/2017 sau khi 4 nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao, đồng thời phong tỏa các tuyến vận tải đường không, đường biển và đường bộ với Doha, cáo buộc quốc gia vùng Vịnh ủng hộ các phần tử cực đoan và tài trợ cho khủng bố. Qatar đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc này và gọi đây là hành vi can thiệp vào đường lối đối ngoại độc lập của Doha.

Nguyễn Hằng (TTXVN)
Qatar kêu gọi LHQ can thiệp nhằm giải quyết khủng hoảng ngoại giao
Qatar kêu gọi LHQ can thiệp nhằm giải quyết khủng hoảng ngoại giao

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi - Trung Đông, ngày 27/7, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani đã cáo buộc các nước láng giềng vùng Vịnh và Ai Cập có thái độ "cố chấp" trong khủng hoảng ngoại giao hiện nay, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) can thiệp nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Doha với các quốc gia Arab và vùng Vịnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN