“Cứu tinh” của giá dầu xuất hiện

Thỏa thuận Doha đổ vỡ, giá dầu thế giới cùng ngày lập tức giảm hơn 6%, nhưng rất nhanh sau đó đã hồi phục tới 8%, khiến nhiều nhà đầu tư “ngã ngửa”.

Công nhân dầu mỏ Kuwait bãi công. Ảnh: AFP/TTXVN.

Mong muốn đóng băng sản lượng không thành hiện thực, điều đó có nghĩa tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục nghiêm trọng, theo thống kê là vào khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.


Tuy nhiên, “cứu tinh” đã xuất hiện, làm giá dầu thế giới quay đầu bật tăng ngay trong ngày Thỏa thuận Doha bị đổ vỡ.


Bị kích thích bởi chương trình giảm lương của chính phủ, từ ngày 17/4, hàng nghìn công nhân ngành dầu khí Kuwait đã tiến hành bãi công vô thời hạn.


Động thái này lập tức khiến sản lượng dầu khai thác của Kuwait giảm 60%, tương đương 1,7 triệu thùng/ngày, vừa bằng lượng cung dư thừa trên thị trường dầu mỏ từ đầu năm tới nay.


Trưởng bộ phân phân tích thị trường hàng hóa cơ bản thuộc ngân hàng Pháp BNP Paribas, ông Harry Tchilinguirian cho rằng nếu như tình trạng giảm sút sản lượng của ngành dầu mỏ Kuwait kéo dài, nỗi lo dư cung trong 6 tháng cuối năm dường như sẽ không còn.


Nhưng cuộc bãi công của công nhân ngành dầu khí Kuwait kéo dài bao lâu, đó lại là một dấu hỏi.

Hà Ngọc
Vì sao thỏa thuận đóng băng sản lượng thất bại?
Vì sao thỏa thuận đóng băng sản lượng thất bại?

Ngày 17/4, đại diện các nước sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới đã tới Doha cùng mong muốn đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng để kích thích giá dầu đi lên, nhưng cuối cùng đành tay trắng ra về.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN