Đài Sputnik dẫn báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa lý Anh (BGS) và Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ vừa công bố tuần trước cho hay: “Cực Bắc từ sẽ tiếp tục hướng về phía Nga, mặc dù với tốc độ khoảng 40km mỗi năm chậm hơn so với tốc độ trung bình 55km trong 20 năm qua”.
Dữ liệu trên xác nhận trong năm nay, Cực Bắc từ đã đi vào phạm vi 390km của Cực Bắc địa lý và vượt qua đường kinh tuyến Greenwich. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng từ trường Trái Đất đang tiếp tục suy yếu, với tốc độ khoảng 5% cứ sau 100 năm.
Mô hình từ trường thế giới (WMM) được sử dụng trong vô số ứng dụng từ la bàn trên điện thoại thông minh, dịch vụ định vị và bản đồ đến hệ thống truyền tải viễn thông cũng như công cụ điều hướng của nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có Cục Hàng không Liên bang, Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA), Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bình luận về diễn biến mới nhất, Tiến sĩ Ciaran Beggan, nhà đại vật lý kiêm chuyên gia địa từ tại BGS cho biết mặc dù hoạt động dịch chuyển của Cực Bắc đã kể từ thập niên 1990 đã nhanh hơn nhiều bất kỳ thời điểm nào trong 4 thế kỷ qua.
Cực Bắc từ được tạo ra bởi sự xáo trộn của kim loại nóng chảy trong lõi Trái Đất dẫn đến hình thành dòng điện lớn để tạo ra từ trường.
Trước đây, các nhà khoa học từng bày tỏ lo ngại về sự dao động của Cực Bắc từ cũng như tác động tiềm tàng đối với từ trường bảo vệ Trái Đất. Không có từ trường, hành tinh của chúng ra sẽ dễ bị các tia lửa Mặt trời tấn công, gây thiệt hại đến vạn vật từ cột điện đến tàu vũ trụ.