COVID-19 vẫn chưa được coi là bệnh đặc hữu ở Thái Lan

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế công cộng Thái Lan Anutin Charnvirakul ngày 25/4 cho biết nước này chưa xác định thời điểm COVID-19 sẽ được xếp vào bệnh đặc hữu. Các yếu tố chính được xem xét cho điều này bao gồm tỷ lệ nhiễm virus và tử vong, cũng như số lượng thuốc và vật tư y tế mà Thái Lan đang có.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Khi được hỏi về sự sụt giảm số lượng các ca lây nhiễm, Bộ trưởng Charnvirakul cũng cho biết các trường hợp nghiêm trọng và tử vong sẽ trở thành mối quan tâm chủ yếu, chứ không phải số ca lây nhiễm hằng ngày.

Tiến sĩ Prasit Watanapa, Trưởng khoa Y của Đại học Mahidol Thái Lan, cảnh báo nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới, đồng thời nhấn mạnh Thái Lan vẫn phải tiêm phòng đầy đủ cho người dân để giảm các ca bệnh nặng và tử vong. Theo Tiến sĩ Watanapa, số ca tử vong trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào năm 2020 có thể là do hai yếu tố: biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tiêm chủng được tăng cường. Omicron có khả năng lây truyền cao nhưng ít gây tử vong hơn so với biến thể Delta. Tình trạng trở thành căn bệnh đặc hữu không có nghĩa là COVID-19 sẽ không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Tiến sĩ Watanapa cho biết thêm việc một quốc gia có thể tuyên bố COVID-19 là căn bệnh đặc hữu sớm bao lâu tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng.

Trần Quang (TTXVN)
Thái Lan: 12/77 tỉnh tiến tới tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu
Thái Lan: 12/77 tỉnh tiến tới tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu

Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) cho biết 12/77 tỉnh, thành của quốc gia Đông Nam Á này sẽ sớm có thể tuyên bố COVID-19 là một bệnh đặc hữu trước thời hạn đặt ra để chấm dứt đại dịch trên toàn quốc vào tháng 7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN