Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, Singapore và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 1/12, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 1/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 167 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch COVID-19, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 1/12 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.000 ca mắc mới và 196 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 1/12 ghi nhận thêm trên 4.800 ca bệnh mới và 43 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 26 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 1/12:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
4,256,687 |
+278 |
143,840 |
+10 |
4,104,964 |
Philippines |
2,833,038 |
+500 |
48,712 |
+167 |
2,768,999 |
Malaysia |
2,632,782 |
4,879 |
30,425 |
+55 |
2,537,204 |
Thái Lan |
2,120,758 |
+4,886 |
20,812 |
+43 |
2,025,754 |
Việt Nam |
1,252,590 |
+14,508 |
25,448 |
+196 |
992,052 |
Myanmar |
522,402 |
|
19,104 |
|
497,249 |
Singapore |
264,725 |
1,239 |
718 |
+8 |
251,533 |
Campuchia |
120,160 |
+26 |
2,944 |
+4 |
116,529 |
Lào |
75,163 |
+1,425 |
178 |
+8 |
7,339 |
Brunei |
15,111 |
+18 |
97 |
|
14,565 |
Indonesia mở đường bay đến Singapore cho người đã tiêm chủng
Hãng hàng không quốc gia Garuda của Indonesia đã bắt đầu mở đường bay đến Singapore trong khuôn khổ chương trình Làn đi lại cho người đã tiêm chủng (VTL) hợp tác giữa hai nước.
Từ ngày 29/11, hãng hàng không Garuda của Indonesia có 6 chuyến bay trong khuôn khổ VTL mỗi tuần chặng Jakarta-Singapore bằng máy bay Airbus A330-300. Những hành khách đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ có thể đến Singapore từ Indonesia mà không cần thực hiện cách ly.
Giám đốc hãng hàng không Garuda, ông Irfan Saputra, cho biết sáng kiến VTL là tín hiệu tích cực không chỉ đối với sự phục hồi ngành hàng không của Indonesia và Singapore mà còn của ngành hàng không toàn cầu. Bên cạnh đó, ông cho rằng việc nhiều quốc gia mở cửa đón du khách quốc tế theo chương trình VTL còn là động lực để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ở các quốc gia.
Chương trình VTL giữa Indonesia và Singapore là kết quả chuyến thăm của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tới Singapore ngày 16/11 vừa qua.
Lào ghi nhận thêm nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Bộ Y tế Lào ngày 1/12, cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 1.425 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh, thành phố và 8 ca tử vong, trong đó chỉ có một ca là người nhập cảnh.
Số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng 134 trường hợp so với ngày 30/11. Đáng chú ý, số ca lây nhiễm cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn vẫn ở mức cao với 576 trường hợp trong một ngày tại 203 bản thuộc 9 quận.
Hiện thủ đô Viêng Chăn có 355 bản tại 9 quận được quy định là vùng đỏ. Cũng theo Bộ Y tế Lào, các ca tử vong mới tại nước này hầu hết là ở thủ đô Viêng Chăn, đều là người cao tuổi và có bệnh lý nền. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 75.163 ca, trong đó có 178 người tử vong.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã được bàn hành; đồng thời tiếp tục chuẩn bị trung tâm cách ly và cơ sở điều trị đầy đủ, chuẩn bị ngân sách dự phòng để mua vật tư y tế, vaccine, thuốc điều trị, dung dịch xét nghiệm và các thiết bị cần thiết.
Lào vừa nhận bàn giao lô thiết bị y tế với tổng trị giá hơn 600.000 USD do Chính phủ Nhật tài trợ thông qua Văn phòng Dịch vụ Dự án của Liên hợp quốc (UNOPS) nhằm tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho các bệnh viện ở nước này.
Các thiết bị y tế này bao gồm 100 máy tạo oxy, 100 xe đẩy monitor theo dõi bệnh nhân và 100 máy bơm hút chân không, dự kiến sẽ được cung cấp cho các bệnh viện tỉnh, bệnh viện dã chiến ở Lào trong tháng 12 nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là các ca bệnh nặng.