COVID-19 tại ASEAN hết 10/9: Toàn khối ca mắc mới và tử vong giảm; Thái Lan mở cửa thủ đô với người tiêm đã vaccine

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.083 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên gần 238.000 người.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Myanmar, Brunei và Việt Nam. Đông Nam Á vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao và ca mắc mới cao thứ ba khu vực.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 7/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Tuy nhiên, trong ngày 10/9, Malaysia không công bố số liệu dịch bệnh.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua có trên 2.102 ca bệnh mới và 88 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 10/9 ghi nhận thêm trên 14.000 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 189 người, giảm nhẹ so với mức của mấy ngày trước đó.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang và tấm chắn giọt bắn để phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Campuchia có xu thể tăng trở lại so với mấy ngày trước đây, với 660 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Song Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 237.925 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.048 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng vượt ngưỡng 10,8 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 9,6 triệu trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới. Brunei có ca tử vong đầu tiên sau nhiều tháng.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 10/9:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 4,158,731 +5,376 138,431 +315 3,901,766
Philippines 2,179,770 +17,964 34,899 +168 1,969,401
Malaysia 1,919,774   19,486   1,657,483
Thái Lan 1,352,953 +14,403 13,920 +189 1,197,391
Việt Nam 589,417 +13,321 14,745 +275 350,921
Myanmar 427,516 +2,102 16,353 +88 375,813
Campuchia 98,184 +660   +12 92,912
Singapore 70,039   57   67,312
Lào 16,936 +194 16   5,568
Brunei 3,894 +63 18 +1 2,418
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân từ vong do COVID-19 tới nhà xác bệnh viện ở tỉnh Pathum Thani, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Thủ đô của Thái Lan sẽ mở cửa với người đã tiêm đủ liều vaccine

Ngày 10/9, các quan chức Thái Lan cho biết nước này đang lên kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và một số tỉnh du lịch nổi tiếng đối với người đã tiêm phòng đủ liều vaccine ngừa COVID-19, trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch.

Tổng cục Du lịch Thái Lan thông báo từ ngày 1/10/2021, tất cả du khách nước ngoài đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ có thể đến thăm Bangkok và bốn tỉnh khác mà không phải cách ly 2 tuần. Theo đó, Bangkok và các tỉnh Chiang Mai, Chon Buri, hai tỉnh Phetchaburi và Prachuap Khiri Khan dự kiến sẽ áp dụng mô hình du lịch "Hộp cát" (Sandbox) được thí điểm từ tháng 7 năm nay tại đảo nghỉ dưỡng Phuket. Theo mô hình này, khách du lịch phải ở trong một khu vực nhất định trong vòng 7 ngày sau khi đến nơi và phải làm các xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Theo kế hoạch trên, đến cuối tháng 10, thêm 21 điểm đến khác sẽ được bổ sung vào danh sách mở cửa đón du khách quốc tế trở lại, trong đó có Chiang Rai, Sukhothai và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Rayong.

Chú thích ảnh
Cảnh vắng vẻ tại Vịnh Marina, Singapore, trong thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 ngày 11/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ ba và nguy hiểm nhất tại Thái Lan vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, Tổng cục Du lịch Thái Lan cho biết không loại trừ khả năng có thể thay đổi các kế hoạch đã định. Một trong những khó khăn hiện tại trong phục hồi số lượng du khách là các khuyến cáo hạn chế đi lại mà một số nước như Anh, Mỹ đang áp dụng đối với Thái Lan.

Kể từ tháng 7/2021, theo mô hình du lịch “Hộp cát”, hòn đảo du lịch Phuket đã đón hơn 29.000 du khách quốc tế được tiêm phòng đầy đủ, tạo doanh thu gần 50 triệu USD. Ba hòn đảo khác của Thái Lan- Samui, Tao và Phangan - cũng đã mở cửa trở lại, với các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn so với Phuket.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Malaysia sử dụng vaccine của hãng Sinovac nhiều nhất

Vaccine của hãng dược phẩm Sinovac (Trung Quốc) đang là loại vaccine được sử dụng nhiều nhất, chiếm 46,9% số người được tiêm ngừa COVID-19 tại Malaysia tới nay, tiếp đó là vaccine của hãng Pfizer (Mỹ), chiếm 45%. Hai loại vaccine khác là của AstraZeneca và Cansino lần lược chiếm 8% và 0,1%.

Số liệu trên chuyên trang về COVID-19 của Bộ Y tế Malaysia ngày 10/9 cho biết kể từ khi Malaysia triển khai Kế hoạch Tiêm chủng quốc gia (NIP) vào tháng 2/2021, vaccine của Pfizer là loại vaccine chủ yếu được sử dụng. Tuy nhiên, sau khi NIP bước vào giai đoạn 2, vaccine của Sinovac đã vươn lên vị trí dẫn đầu, tuy nhiên số lượng sử dụng không cách xa của hãng Pfizer. Cụ thể tới ngày 9/9, vaccine của Sinovac chiếm 46,9% trong tổng số 37.714.587 mũi tiêm được thực hiện. Tỷ lệ này đối với vaccine của Pfizer là 45%, của AstraZeneca là 8% và của Cansino là 0,1%.

Malaysia đã khởi động Kế hoạch Tiêm chủng quốc gia vào ngày 24/2, tới hết ngày 9/9 đã có 90% số người trên 18 tuổi ở nước này được tiêm ít nhất 1 mũi và hơn 50% dân số đã hoàn thành tiêm chủng. Theo thông tin từ Uỷ ban Đặc biệt đảm bảo nguồn tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 Malaysia (JKJAV), tới hết ngày 9/9, nước này mới tiêm ngừa COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đã tiêm cho 37.714.587 người, trong đó 21.080.152 người, tương đương 90% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi; 16.680.780 người đã hoàn thành tiêm chủng, chiếm 51,1% dân số.

Chú thích ảnh
Hành khách của chuyến bay chở khách đầu tiên từ Đức theo chương trình không phải cách ly hạ cánh tại sân bay Changi của Singapore ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Tăng cường thương mại ASEAN-Trung Quốc giúp thúc đẩy phục hồi hậu dịch COVID-19
Tăng cường thương mại ASEAN-Trung Quốc giúp thúc đẩy phục hồi hậu dịch COVID-19

Việc thúc đẩy và tăng cường hoạt động thương mại giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế giai đoạn hậu đại dịch COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN