Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) cho biết lò phản ứng nhỏ này dự kiến cao 3 m và rộng 4 m, trọng lượng chưa đầy 40 tấn. Lò phản ứng và thiết bị tạo năng lượng sẽ nằm gọn trên xe tải, tạo điều kiện để nó có thể được vận chuyển đến các khu vực xa xôi hoặc chịu ảnh hưởng bởi thảm họa.
Lò phản ứng và thiết bị tạo năng lượng sẽ nằm gọn trong một chiếc xe container, giúp nó có thể được vận chuyển đến các khu vực xa xôi hoặc bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên.
Lò phản ứng nhỏ này còn có kích thước đủ để chôn được dưới lòng đất, giảm thiểu rủi ro tai nạn. Lò phản ứng nhỏ này dự kiến có sản lượng tối đa 500 kilowatt, hoặc tương đương 1/20 công suất của lò phản ứng hạt nhân điển hình vốn có thể tạo ra hơn 1 gigawatt.
Mitsubishi lên kế hoạch thương mại hóa công nghệ này sớm nhất là vào thập niên 2030, sau khi được Nhật Bản và các chính phủ các nước khác thông qua.
Tuy nhiên, loại lò phản ứng hạt nhân nhỏ này phải được tạo ra an toàn hơn các lò phản ứng thông thường bởi chúng sẽ hoạt động gần những khu vực ô nhiễm. Lõi lò phản ứng hạt nhân, chất làm mát và tất cả các thiết bị khác sẽ được chứa trong các container đậy kín.
Urani làm giàu sẽ được sử dụng như nhiên liệu và không cần thay thế trong quá trình hoạt động 25 năm. Bởi lò phản ứng hạt nhân không đòi hỏi bảo trì nhiều, chúng có thể được lắp đặt ở dưới đất để giảm thiểu rủi ro từ thảm họa thiên nhiên hoặc khủng bố.
Mitsubishi Heavy cũng hướng đến giảm rủi ro từ sai sót trong thiết bị làm mát. Thay vì làm mát bằng chất lỏng, lò phản ứng nhỏ này sẽ sử dụng vật liệu than chì dạng rắn có tính dẫn nhiệt cao.
Mỗi lò phản ứng hạt nhân nhỏ này sẽ có giá khoảng vài chục triệu USD, chưa bằng mức 6 tỷ USD cần thiết để dựng nhà máy năng lượng hạt nhân 1.2 gigawatt.
Mặc dù giá thành để sản sinh ra 1 kilowatt giờ điện từ lò phản ứng hạt nhân nhỏ sẽ cao hơn lò phản ứng hạt nhân thông thường nhưng mức cao hơn này lại tương đương chi phí phải bỏ ra để mang năng lượng đến các hòn đảo xa xôi.