Chuyên gia Nga: Kháng thể với biến thể Delta có thể không chống được Omicron

Kháng thể được hình thành sau khi nhiễm biến thể Delta có thể không ngăn ngừa được chủng Omicron mới và ngược lại, theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Di truyền Phân tử Nga Andrei Isayev.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa - TASS

Trả lời hãng thông tấn TASS ngày 5/12, ông Andrei Isayev cho hay sự chênh lệch rõ rệt về số lượng đột biến của biến thể Omicron cho thấy phần lây nhiễm của chủng này khác biệt về mặt cấu trúc với phần lây nhiễm của các chủng virus SARS-COV-2 khác. Và đó là lý do vì sao những kháng thể được phát triển ở người từng nhiễm các chủng khác hay nhờ việc tiêm vaccine có thể không phòng ngừa được Omicron. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không tồn tại miễn dịch chéo giữa chủng virus vừa được phát hiện tại Nam Phi vào cuối tháng 11 và các chủng khác. 

Tương tự, kháng thể được sản sinh sau khi nhiễm Omicron cũng sẽ không bảo vệ cơ thể khỏi Delta. Do vậy, ông Isayev tin rằng COVID-19 có khả năng phân tách thành hai dạng COVID-D và COVID-O theo lời một nhà sinh học tiến hóa từng khẳng định. 

Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Di truyền Phân tử Nga cũng lưu ý rằng vì có số lượng đột biến tăng vọt nên rất khó đoán Omicron sẽ thể hiện thế nào trong tương lai. "Hiện tượng này hoàn toàn mới mẻ", chuyên gia Isayev khẳng định. 

Ngày 26/11, một chủng virus SARS-COV-2 mới đã được xác định tại Nam Phi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên chính thức cho biến thể B.1.1.529 này là Omicron và phân loại nó vào nhóm các biến thể đáng lo ngại (VOC).

Hoàng Trang/Báo Tin tức
​Mỹ phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 trên tàu du lịch chở hàng nghìn người
​Mỹ phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 trên tàu du lịch chở hàng nghìn người

Ngày 5/12, giới chức y tế Mỹ cho biết đã phát hiện 10 ca mắc COVID-19 trên một tàu du lịch của Na Uy trở về thành phố New Orleans, bang Louisiana.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN