Tỷ lệ kháng thể tìm thấy ở người dân Nhật Bản bị mắc COVID-19 đã lần đầu tiên vượt mức 60%. Đây là kết quả 2 khảo sát mới đây do Bộ Y tế nước này thực hiện trong tháng 3 vừa qua và được trình bày trước một ủy ban chuyên gia ngày 27/5.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định được cơ chế mà các kháng thể có trong sữa mẹ ảnh hưởng đến não của trẻ.
Thai phụ tiêm vaccine ngừa COVID-19 bào chế theo công nghệ mRNA sẽ giúp con sinh ra có kháng thể phòng ngừa bệnh này trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Đó là kết quả một nghiên cứu mới do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) thực hiện, được công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 14/2.
Nutifood Thụy Điển ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt, bổ sung hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.
Khi cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, vấn đề triển khai các chương trình tiêm phòng ra sao để duy trì mức độ kháng thể nhất định cho người dân và tránh nguy cơ dịch tái bùng phát trên diện rộng trở thành mối quan tâm của nhiều cơ quan y tế trên thế giới.
Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan ngày 8/2 cho biết, biến thể phụ CH.1.1 mới của Omicron - đã được phát hiện ở 67 quốc gia bao gồm cả Thái Lan - có thể tránh được khả năng miễn dịch do vaccine kháng thể tác dụng kéo dài (LAAB) tạo ra nhưng hiện tỷ lệ lây truyền thấp.
Biến thể phụ mới của Omicron là Orthrus đã được phát hiện tại 67 quốc gia. Giới chức Trung Quốc, Mỹ, Anh cảnh báo đây có thể trở thành biến thể lây nhiễm chiếm ưu thế sau 3 năm COVID-19. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là “phi thường”.
Ngày 26/1, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra thông báo dừng cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc dự phòng COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng Evusheld do không hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2 hiện đang lây lan mạnh ở Mỹ.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 30/12 thông báo nước này đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19. Quyết định trên có hiệu lực ngay lập tức do phần lớn người dân đã có kháng thể đối với bệnh này.
Theo Tiến sĩ Stuart Campbell Ray, sau những làn sóng lây nhiễm COVID-19 lớn thường xuất hiện các biến thể mới. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng chỉ một phần dân số có kháng thể ở Trung Quốc là điều kiện rất tốt khiến virus SARS-CoV-2 đột biến.
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) mới đây thông báo rút giấy phép đối với thuốc bebtelovimab điều trị COVID-19 sử dụng kháng thể vì không hiệu quả với các dòng phụ BQ.1 và BQ.1.1 của biến thể Omicron.
Sáng 28/11, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua khảo sát hệ miễn dịch cộng đồng từ 839 mẫu huyết thanh của người dân TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy có 98,7% người dân có kháng thể với COVID-19. Tỉ lệ người dân có kháng thể chống COVID-19 và phân bố nồng độ của kháng thể này theo các lứa tuổi khác nhau.
Vừa qua, công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam cùng Hội Phụ Sản Việt Nam, Y học dự phòng Việt Nam đã tổ chức chuỗi Hội thảo khoa học "Sẻ chia kháng thể - Phòng bệnh Ho gà cho trẻ sơ sinh ngay từ trong thai kỳ".
Các loại vaccine ngừa COVID-19 sản xuất theo công nghệ bất hoạt virus có thể giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng, mặc dù thường bị đánh giá là tạo ra lượng kháng thể thấp hơn so với vaccine công nghệ mRNA. Đây là kết quả của nghiên cứu công bố mới đây tại Singapore.
Kháng thể Immunoglobulin A (IgA) góp phần quan trọng tạo ra phản ứng đề kháng của cơ thể đối với virus SAR-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, một nhóm các nhà khoa học từ Liên minh Nghiên cứu và Công nghệ Singapore-MIT (SMART) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore đã phát triển thành công một bộ xét nghiệm máu có thể cho biết khả năng miễn dịch với COVID-19 trong vòng 10 phút, với độ chính xác lên đến 93%.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thông báo các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp để đánh giá các đột biến trong tương lai của virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng thế nào đến việc nhận dạng các kháng thể được sử dụng trong các xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Ngày 15/9, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng 2 liệu pháp kháng thể chống COVID-19 cùng một lúc ở các bệnh nhân mắc bệnh này, đảo ngược các khuyến nghị trước đó ủng hộ giải pháp từng được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh này.
Ngày 19/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng 2 phương pháp điều trị Ebola bằng kháng thể đơn dòng, khẳng định việc sử dụng các thuốc này kết hợp với việc chăm sóc tốt hơn đã cách mạng hóa công tác điều trị căn bệnh từng có tỷ lệ tử vong rất cao này.
Theo cuộc khảo sát do Bộ Y tế Indonesia và Khoa Y tế công cộng thuộc Đại học Indonesia thực hiện, một bộ phận lớn người dân Indonesia đã có kháng thể phòng chống lây nhiễm COVID-19.