Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi vaccine tăng cường 

Tiến sĩ Anthony Fauci - Cố vấn y tế của Nhà Trắng và là chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 trong cuộc chiến chống đại dịch.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trả lời phỏng vấn tại một hội nghị trực tuyến về y tế do Reuters tổ chức, ông Fauci cho rằng dịch COVID-19 tại Mỹ có thể giảm từ tình trạng y tế khẩn cấp hiện nay xuống chỉ còn là một căn bệnh đặc hữu - như thủy đậu hay cúm mùa - vào năm tới, nếu nước này tăng tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh. Ông nhấn mạnh để đạt được điều này, việc tiêm mũi vaccine tăng cường có vai trò "sống còn".  

Ông Fauci nêu rõ cần phải thúc đẩy thêm nhiều người đi tiêm những mũi vaccine ban đầu và nếu Mỹ có thể triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả người dân, nước này sẽ kiểm soát được đại dịch COVID-19 vào mùa Xuân năm 2022. 

Hiện Mỹ đã triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho một số nhóm ưu tiên đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 6 tháng trước đó, trong đó có người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm, người có bệnh lý nền.

Nhiều bang và thành phố New York của Mỹ thậm chí triển khai chương trình tiêm mũi tăng cường trước khi chính phủ liên bang đưa ra khuyến nghị cụ thể. 

Liên quan vấn đề trên, trong một phát biểu ngày 16/11, Thủ tướng Ireland Micheal Martin cho rằng người dân các nước Liên minh châu Âu (EU) sau khi hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, cần thực hiện tiêm chủng định kỳ hằng năm loại vaccine này để đảm bảo duy trì miễn dịch. 

Nhà lãnh đạo Ireland đưa ra phát biểu trên ngay sau khi công bố quyết định tái áp đặt một số biện pháp hạn chế ở nước này để phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới.

Lan Phương (TTXVN)
Số ca mắc mới COVID-19 tại Đức chủ yếu là người chưa tiêm vaccine phòng bệnh
Số ca mắc mới COVID-19 tại Đức chủ yếu là người chưa tiêm vaccine phòng bệnh

Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), tính tới ngày 16/11, số người đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 trong tổng dân số ở Đức là 58,3 triệu người (70,1%), trong đó 56,2 triệu người (67,7%) đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN