Chuyên gia Anh nêu điều kiện để sống chung hiệu quả với COVID-19

Nếu muốn chung sống tự do lâu dài trước virus, chúng ta sẽ phải chấp nhận cần tiếp tục trung hòa nguy cơ mà SARS-CoV-2 gây ra. Đây là quan điểm của cây bút bình luận khoa Anjana Ahuja được đăng tải trong bài xã luận đăng trên tờ Financial Times ngày 28/3.

Chú thích ảnh
Học sinh được hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trường học ở Halifax, Tây Bắc Anh ngày 4/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

COVID-19 là một kẻ thù thất thường. Ngay sau khi chính phủ Anh công bố bản chiến lược cập nhật “Sống chung với COVID-19” vào tháng trước, số ca mắc tại Anh bắt đầu gia tăng trở lại. Theo dữ liệu do Cơ quan thống kê Anh công bố, có gần 4,3 triệu người Anh nhiễm COVID-19 trong tuần kết thúc vào ngày 19/3, chủ yếu là do biến thể Omicron tàng hình (BA.2) – biến thể phụ của Omicron, gây ra.

Bất chấp xu hướng này, kể từ tháng 4 tới, Anh sẽ ngừng xét nghiệm miễn phí toàn diện. Nhiều trung tâm xét nghiệm do Trung tâm Y tế Quốc gia Anh (NHS) vận hành cũng sẽ đóng cửa. Quy định cách ly bắt buộc nếu dương tính với SARS-CoV-2 cũng được hạ cấp thành hướng dẫn phòng chống dịch, với một số cắt giảm về hỗ trợ tài chính. Yêu cầu đeo khẩu trang gần như bị bãi bỏ hoàn toàn.

Tồn tại một thế giới khác biệt khi đề cập đến hai xu hướng: Sống chung với chủng virus vẫn đang lây lan, phát tán và ngầm thừa nhận virus không còn tồn tại. Nếu như muốn chọn cách thứ nhất, cần phải tránh quan niệm thứ hai.

Việc dỡ bỏ tất cả các biện pháp chống dịch tại vùng England ở Vương quốc Anh (Scotland tạm thời trì hoãn) đồng nghĩa với việc những người nhiễm COVID-19 giờ được tự do hòa nhập xã hội tại nơi làm việc, trường học, phương tiện công cộng, cửa hàng, nhà hàng. Trong khi đó, virus vẫn đang lây lan không kiểm soát.

Chủ động ngăn chặn lây nhiễm trước tiên thông qua các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang ở nơi đông người, thông khí, xét nghiệm là chiến lược hiệu quả hơn cho tất cả mọi người. Điều này không chỉ có ý nghĩa ngắn hạn, mà còn cả trong ngăn ngừa, tránh hội chứng COVID-19 kéo dài.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Việc loại bỏ hoàn toàn hạ tầng chống dịch cũng là một chiến lược thiếu tầm nhìn vì không đánh giá đầy đủ nguy cơ xuất hiện biến chủng mới ở bất kỳ đầu trên thế giới. Trung Quốc, nước duy nhất tính đến thời điểm này còn theo đuổi cách tiếp cận zero-COVID, là một trường hợp đáng để theo dõi trong thời gian tới đây.

Trung Quốc là nơi có miễn dịch tự nhiên thấp, do tỉ lệ người nhiễm COVID-19 trên tổng dân số còn ở mức thấp. Tỉ lệ người cao tuổi tại Trung Quốc chưa hoàn tất tiêm chủng vaccine cao hơn các nước tại châu Âu, do tâm lý e dè vaccine, cho rằng đã có zero-Covid thì không nhất thiết phải tiêm chủng.

Omicron đang lây lan tại quốc gia 1,4 tỉ dân. Nếu như coi tỉ lệ tử vong ở Hong Kong là một chỉ dấu về những gì có thể sắp xảy ra tại đại lục, rất khó để nói rằng virus SARS-Cov-2 không còn tồn tại.

Hoài Thanh/Báo Tin tức
Bang cuối cùng của Mỹ nới lỏng các quy định phòng dịch COVID-19
Bang cuối cùng của Mỹ nới lỏng các quy định phòng dịch COVID-19

Cuối tuần qua, Hawaii là bang cuối cùng tại Mỹ nới lỏng các quy định hạn chế áp dụng trong thời gian đại dịch COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN