Chính thức rời EU, người Anh mở hội ăn mừng thâu đêm

Những người ủng hộ Brexit đã có một đêm không ngủ tại nhiều thành phố của Anh, đếm ngược tới khoảnh khắc 23h00 và bật sâm-panh, nhảy múa ăn mừng.

Chú thích ảnh
Người ủng hộ Brexit bật sâm-panh ăn mừng trên Quảng trường George, thành phố Glasgow sau khi Anh chính thức rời EU từ 11h đêm 31/1. Ảnh: EPA

Nước Anh đã chính thức bước sang một chương mới khi cuối cùng khoảnh khắc chính thức Brexit đã tới vào lúc 23h ngày 31/1/2020, kết thúc 47 năm xứ sương mù là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Như vậy kể từ ngày 1/2, nước Anh đã chính thức "ly dị" khỏi EU sau 3 năm vật lộn với những thách thức gây chia rẽ tới từng gia đình người dân và có thời điểm làm tê liệt Điện Westminster.

Chú thích ảnh
Đám đông ủng hộ Brexit tập trung tại Quảng trường Quốc hội, London. 

Video khoảnh khắc đếm ngược tại số 10 Phố Downing (Nguồn: Daily Mail)

Trước đó, ngày 30/1, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Thỏa thuận Brexit. Đây cũng là cuộc bỏ phiếu cuối cùng của 73 nghị sĩ Anh tại EU. Nghị sĩ Molly Scott Cato, đảng Xanh ngậm ngùi: "Giờ không phải là thời điểm để vận động tham gia lại, nhưng chúng ta phải giữ cho ước mơ được sống. Đặc biệt là cho những người trẻ tràn ngập sự ủng hộ châu Âu. Tôi giữ trong tim là một ngày nào đó tôi sẽ trở lại nghị viện này ăn mừng sự quay về trung tâm châu Âu. Xin cảm ơn".

Các nghị sĩ Anh tại nghị viện châu Âu ngậm ngùi khi nói lời chia tay.

Tuy nhiên, lời lẽ của cựu nghị sĩ Nigel Farage - kiến trúc sư của chiến dịch vận động rời EU - không tràn ngập tình bạn như vậy: "Có một cuộc chiến lịch sử đang diễn ra khắp phương Tây, tại châu Âu, tại Mỹ và các nơi khác. Đó là chủ nghĩa toàn cầu chống lại chủ nghĩa dân túy và có thể có người ghét chủ nghĩa dân túy nhưng để tôi nói một điều là nó đang trở nên rất phổ biến. Nó đem lại lợi ích tuyệt vời".

Trong sự kiện ăn mừng đêm 31/1, ông Nigel Farage cũng là một trong những gương mặt rạng rỡ nhất.

Chú thích ảnh
Cựu nghị sĩ Nigel Farage, người được mệnh danh là "Mr Brexit" vui mừng trên Quảng trường Quốc hội. Ảnh: AFP/Getty Images
Chú thích ảnh
Quốc kỳ Anh được dỡ khỏi bục cờ tại trụ sở Hội đồng châu Âu tại Brussels đêm 31/1. Ảnh: AP 

Theo tờ Daily Mail, những khoảnh khắc cuối cùng nước Anh còn thuộc về EU đã được máy chiếu phóng lên chiếc cửa đen nổi tiếng ở Phố Downing, nơi Thủ tướng Boris Johnson tổ chức một bữa tiệc mừng với cấp dưới sau khi có bài diễn văn toàn quốc được ghi âm từ trước.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Anh cho rằng rời khỏi EU là "khoảnh khắc của hy vọng, một khoảnh khắc mà nhiều người đã nghĩ sẽ không bao giờ tới", khẳng định rằng Brexit sẽ "giải phóng" tiềm năng của nước Anh, nhưng cảnh báo sẽ có nhiều "cú va chạm trên đường".

Trong khi những người ủng hộ Brexit vui mừng thì những người muốn nước Anh ở lại vẫn rất khó chịu về việc cắt đứt quan hệ với khối và cảnh báo rằng câu chuyện Brexit vẫn chưa đến hồi kết.

Xem video người dân tập trung trên Quảng trường Quốc hội đếm ngược tới khoảnh khắc nước Anh chính thức rời EU:

 

Chú thích ảnh
Người ủng hộ Brexit vẫy cờ vui mừng dưới chân tượng Winston Churchill. Ảnh; Getty Images
Chú thích ảnh

Nước Anh kể từ lúc này bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 11 tháng với EU, cũng là lúc chính phủ phải chạy đua với thời gian để đạt được một thỏa thuận thương mại trước hạn chót là tháng 12 năm nay. 

Nhưng bất kỳ cuộc tranh luận nào trong tương lai với Brussels đều khác xa với suy nghĩ của những người ăn mừng đêm qua, bao gồm cả ông Nigel Farage, người không còn là nghị sĩ sau khi trở thành một "lực lượng" gây rối trong Quốc hội châu Âu trong suốt hơn 20 năm.

Chú thích ảnh
Tháp đồng hồ Big Ben vào khoảnh khắc 11 giờ đêm 31/1/2020. Ảnh: AFP/Getty Images
Chú thích ảnh
Thủ tướng Anh Boris Johnson thổi thủy tinh trước khi chủ trì cuộc họp nội các ngày 31/1 tại Trung tâm Thủy tinh Quốc gia tại trường Đại học Sunderland. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Thông điệp chia tay được máy chiếu phóng lên Vách đá Trắng Dover, điểm gần nhất giữa Anh và lục địa châu Âu. Ảnh: Sky News

Khoảnh khắc Brexit cũng được những người ủng hộ nước Anh ở lại kỷ niệm. Họ cầu nguyện dưới ánh nến bên ngoài Quốc hội Scotland ở Edinburgh, hô vang "Chúng tôi không muốn Brexit của các người". 

Khoảnh khắc này cũng pha chút cay đắng với các nhân viên làm việc tại Cục Rời EU (DEEU), những người đã làm việc tận tụy kể từ khi cơ quan này được cựu Thủ tướng Theresa May thành lập vào năm 2016 và nay không còn cần thiết nữa.

Thu Hằng/Báo Tin tức
Người châu Âu tại Anh buồn vì Brexit
Người châu Âu tại Anh buồn vì Brexit

Sau “cuộc ly hôn” giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào sáng nay, nhiều người dân châu Âu đang sinh sống tại London coi đây là một “ngày buồn”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN