Chính quyền Mỹ chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine. Các hệ thống được đề cập có thể là M31 GMLRS.

Chú thích ảnh
Tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) được phóng từ xe bánh lốp ở California, Mỹ vào tháng 12/2020. Ảnh: Getty

Hãng tin TASS dẫn nguồn tờ New York Times cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận gửi các Hệ thống rocket dẫn đường phóng loạt (GMLRS), còn gọi là pháo phản lực phóng loạt tầm xa, tới Ukraine. Thông tin này được New York Times trích dẫn từ các quan chức Mỹ giấu tên.

Các hệ thống được đề cập có thể là M31 GMLRS, viết tắt của Hệ thống rocket dẫn đường phóng loạt.

Việc chuyển giao M31 GMLRS, như là một phần của gói vũ khí gần 40 tỉ USD cho Ukraine, sẽ được công bố vào tuần tới. M31 GMLRS có tầm bắn từ 70 km đến 500 km tùy theo loại đạn. Hệ thống này có thể được trang bị tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh.

M31 GMLRS được đặt trên một loại xe bánh xích. Ngoài ra, gói vũ khí mới của Mỹ có thể bao gồm Hệ thống Pháo phản lực Cơ động Cao đặt trên xe bánh lốp, còn gọi là HIMARS.

Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết ngày 27/5 rằng Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc vận chuyển các hệ thống MLRS đến Ukraine. Các phương tiện truyền thông của Mỹ đưa tin rằng Mỹ vẫn chưa thực hiện các chuyến hàng này trong nỗ lực ngăn chặn xung đột leo thang.

Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về một chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu giúp đỡ của những người đứng đầu hai nước cộng hòa tự xưng Donbass. Ông nhấn mạnh rằng Matxcơva không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine, mà nhằm mục đích phi quân sự hóa và phi phát xít hóa đất nước này. Ukraine gọi đây là cuộc tấn công vô cớ. Mỹ và các đồng minh đã trả đũa bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga và tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev.

Chú thích ảnh
Tên lửa GMLRS được phóng từ xe bánh xích M270. Ảnh: Lockheed Martin

Năm 2004, hệ thống rocket dẫn đường phóng loạt M30 GMLRS được lực lượng pháo binh Mỹ lần đầu sử dụng. Sản phẩm này được trang bị một động cơ mới, có khả năng di chuyển ở phạm vi lên tới 60km, cũng như dùng hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh. Tên lửa M30 có thể khắc phục các đặc tính chiến đấu hạn chế của dòng M270 MLRS và M142 HIMARS MLRS trước đó. Sau đó, chúng tiếp tục được cải tiến, tích hợp với các thiết bị chiến đấu khác nhau.

Pháo phản lực luôn nằm hàng đầu trong danh sách vũ khí mà Ukraine đề nghị phương Tây viện trợ trong ba tháng qua. "Ukraine phải nhận được các loại vũ khí hạng nặng, đặc biệt là pháo M142 HIMARS và pháo phản lực M270, để đánh bại đối phương", Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố hôm 8/5.

Xem thuỷ quân lục chiến Mỹ thử rocket dẫn đường phóng loạt M31 GMLRS tại California tháng 9/2015:

"Pháo phản lực phóng loạt sẽ giúp chiến dịch phòng thủ của chúng tôi hiệu quả và chủ động hơn. Chúng tôi sẽ có khả năng tập kích sâu vào đội hình tác chiến của Nga, khiến đối phương không thể cơ động và tập trung hỏa lực quy mô lớn để chọc thủng phòng tuyến Ukraine", ông Mykola Bielieskov, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, viết trên Twitter.

Theo giới chuyên gia, việc sở hữu các hệ thống pháo phản lực tầm xa sẽ mang đến những lợi ích rõ ràng cho quân đội Ukraine. Chúng bổ sung đáng kể năng lực tác chiến cho quân đội Ukraine trong bối cảnh lực lượng này chỉ vận hành các loại pháo phản lực từ thời Liên Xô.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo TASS)
Nghi vấn cựu Tổng thống Ukraine vượt biên bất thành khi đối mặt cáo buộc phản quốc
Nghi vấn cựu Tổng thống Ukraine vượt biên bất thành khi đối mặt cáo buộc phản quốc

Nguồn tin hải quan Ukraine cho biết cựu Tổng thống Poroshenko được phát hiện ở biên giới với Ba Lan, bị cáo buộc tìm cách rời đất nước trong khi đối mặt với cáo buộc phản quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN